Giai đoạn từ thập niên 50 đến thập niên 70, khán giả miền Nam bắt đầu làm quen với hài kịch và xem đó như một "món ăn tinh thần", cố nghệ sĩ Tùng Lâm lúc đó là một trong số ít tên tuổi để lại dấu ấn khó phai với công chúng. Từ chàng nghệ sĩ yêu âm nhạc, đi hát nhóm, Tùng Lâm chuyển dần sang kịch nói và sau đó là hài kịch.
Từ chàng nghệ sĩ yêu âm nhạc, đi hát nhóm, Tùng Lâm chuyển dần sang kịch nói và sau đó là hài kịch
Ông không có lợi thế ngoại hình nhưng chinh phục được khán giả bởi nét duyên ngầm, lối diễn tếu táo. Thậm chí, nhiều người còn gọi ông là "minh tinh quái kiệt" hay "tiểu quái kiệt" vào giai đoạn rực rỡ nhất trong sự nghiệp. Nghệ sĩ Tùng Lâm càng được khán giả biết đến nhiều hơn qua các vai hài trong những bộ phim như: "Năm hiệp sĩ bất đắc dĩ", "Năm vua hề về làng", "Tứ quái Sài Gòn", "Như hạt mưa sa", "Con ma nhà họ Hứa"...
Nhiều người còn gọi ông là "minh tinh quái kiệt" hay "tiểu quái kiệt" vào giai đoạn rực rỡ nhất trong sự nghiệp
Ngày 15/10/2023 vừa qua, nghệ sĩ hài Tùng Lâm đã qua đời ở tuổi 89 vì tuổi già sức yếu khiến khán giả vô cùng thương tiếc. Cuộc đời ông trải qua nhiều thăng trầm. Cuối đời sống trong cảnh nghèo khó, nợ nần.
Cố nghệ sĩ Tùng Lâm sinh năm 1934, ở Đồng Nai. Ông là con út trong gia đình 10 anh chị em. Thuở nhỏ, vì gia cảnh khốn khó, ông thường theo bạn bè ngao du đàn hát kiếm kế sinh nhai. Năm 1948, đài phát thanh mở cuộc thi tuyển lựa ca sĩ nhí cho đài, ông đoạt giải nhất. Năm 1952, ông lại giành giải nhất trong cuộc thi tuyển ca sĩ do đài phát thanh Sài Gòn tổ chức. Tên tuổi của ông vụt sáng từ đó.
Ông là con út trong gia đình 10 anh chị em. Thuở nhỏ, vì gia cảnh khốn khó, ông thường theo bạn bè ngao du đàn hát kiếm kế sinh nhai
Ông là nghệ sĩ hài nổi tiếng của Sài Gòn những năm 1960-1970. Lúc còn hoạt động nghệ thuật năng nổ, ông đi tấu hài nhiều chương trình ở các tỉnh miền Tây. Ông bắt đầu sự nghiệp bằng việc hát tân nhạc, từng cùng nhạc sĩ Lam Phương và diễn viên Vân Hùng lập nhóm. Họ nổi tiếng với các ca khúc: Khúc Ca Ngày Mùa, Nhạc Rừng Khuya (Lam Phương), Ô Mê Ly (Văn Phụng), Đoàn Lữ Nhạc (Đỗ Nhuận), Thiên Thai (Văn Cao).
Sau này, ông chuyển sang hài kịch kiêm bầu sô tạp kỹ. Cố nghệ sĩ hài từng được xếp vào hàng "thất hài đế Sài Gòn" gồm: Xuân Phát, Thanh Việt, Phi Thoàn, Khả Năng, La Thoại Tân, Tùng Lâm, Thanh Hoài.
Ông là nghệ sĩ hài nổi tiếng của Sài Gòn những năm 1960-1970. Lúc còn hoạt động nghệ thuật năng nổ, ông đi tấu hài nhiều chương trình ở các tỉnh miền Tây.
Sau năm 1970, Tùng Lâm "nổi như cồn", trở thành ngôi sao tại khắp các tụ điểm sân khấu ở TP.HCM sau khi tham gia bộ phim Tứ quái Sài Gòn. Ông nổi tiếng đến mức liên tục được các hãng phim Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản… mời lồng tiếng.
Sau này, nam nghệ sĩ bắt đầu dựa vào kinh nghiệm của bản thân để tổ chức các "đại hội tiếu lâm" quy tụ nhiều cây hài hàng đầu Việt Nam, tạo ra những cơn "sốt vé". Hồi đó, ông cùng Châu Kỳ và Duy Ngọc là 3 bầu show tạp kỹ "mát tay" nhất Sài Gòn.
Nam nghệ sĩ bắt đầu dựa vào kinh nghiệm của bản thân để tổ chức các "đại hội tiếu lâm" quy tụ nhiều cây hài hàng đầu Việt Nam, tạo ra những cơn "sốt vé"
Tùng Lâm từng nói đó là giai đoạn rực rỡ nhất trong nghề, kiếm được bộn tiền từ nhiều nguồn thu khác nhau bao gồm quảng cáo, biểu diễn, sáng tác kịch bản, đóng phim, dạy học, viết báo, biểu diễn kịch nói, hát cải lương, ca nhạc, dẫn chương trình, hoạt náo viên, và làm bầu show...
Bước sang thập niên 90, các hoạt động của đoàn ca múa nhạc, hài kịch dần vắng khách. Thời điểm đó, sức khỏe hạn chế nên nghệ sĩ Tùng Lâm cũng ít hoạt động nghệ thuật, chỉ thi thoảng xuất hiện trong các talkshow. Từ sau năm 2005, khán giả hiếm khi thấy hình ảnh "tiểu quái kiệt" bởi ông đã từ giã sân khấu sau 4 lần đột quỵ.
Một lần nhóm Ngũ long du ký gồm Phi Phụng, Phương Dung, Thụy Mười, Minh Dũng... tới thăm nhà cố nghệ Tùng Lâm ở quận Bình Thạnh, TP.HCM, lúc đó, dù bệnh nặng, cố nghệ sĩ Tùng Lâm còn có thể nhận ra nhiều đồng nghiệp
Một lần nhóm Ngũ long du ký gồm Phi Phụng, Phương Dung, Thụy Mười, Minh Dũng... tới thăm nhà cố nghệ Tùng Lâm ở quận Bình Thạnh, TP.HCM, lúc đó, dù bệnh nặng, cố nghệ sĩ Tùng Lâm còn có thể nhận ra nhiều đồng nghiệp. Thời điểm đó, ông mắc chứng bị lãng tai và hay lẫn. Ông chỉ có thể đi lại quanh quẩn trong căn nhà nhỏ hiếm khi ra ngoài.
Ông may mắn có người vợ kém 20 tuổi chăm sóc, lúc nào cũng bên cạnh. Ông không đủ sức đi diễn nên không có thu nhập, phụ thuộc vào tiền con trai gửi mỗi tháng và các đồng nghiệp, học trò gửi tặng. Dù bị lẫn nhưng ông vẫn hài hước khiến Phi Phụng, Phương Dung cười nghiêng ngả.
Cuối đời, bệnh tật đeo bám, dù còn lửa nghề nhưng ông không thể tham gia biểu diễn cùng các đồng nghiệp của mình. Ông từng kiếm tiền nhiều khủng khiếp nhưng cũng sớm phá sản, nợ nần chồng chất bởi vướng vào đỏ đen. Ông cho rằng đó là quá khứ đen tối nhưng không muốn giấu giếm
Cuối đời, bệnh tật đeo bám, dù còn lửa nghề nhưng ông không thể tham gia biểu diễn cùng các đồng nghiệp của mình. Nam nghệ sĩ nhắc về thời huy hoàng nhất của mình: "Khán giả thời đó cười nghiêng ngả khi tôi bước chân ra sân khấu. Chính cái tên 'Tùng Lâm quái kiệt' treo trên bảng quảng cáo đã giúp bầu show làm giàu, phim thắng lớn. Song, nó lại là rào cản, thử thách sự kiêu ngạo trong tôi. Không ít lần tôi háo thắng, cái tôi giống như virus chực chờ dìm chết danh tiếng. 'Tứ đổ tường' không thứ gì tôi không thử qua. Tình ái cũng nhiều và sự kiêu ngạo cũng ngang ngửa".
Ông từng kiếm tiền nhiều khủng khiếp nhưng cũng sớm phá sản, nợ nần chồng chất bởi vướng vào đỏ đen. Ông cho rằng đó là quá khứ đen tối nhưng không muốn giấu giếm. Vào những năm cuối đời, cố nghệ sĩ từng nói dù "lửa nghề" vẫn còn nhiều, muốn lên sân khấu biểu diễn nhưng không thể tham gia vì bệnh tật.
Hình ảnh tuổi xế chiều của danh hài Tùng Lâm khi chụp cùng bức tượng sáp mô phỏng mình
Vợ ông kể, thỉnh thoảng minh mẫn ông vẫn gọi tên những đồng nghiệp thân quen từng biểu diễn cùng, vào tủ lấy áo vest ra mặc vì nhớ sân khấu... Trước lúc ra đi, nghệ sĩ Tùng Lâm từng tâm sự: "Nếu cho tôi làm lại từ đầu, cái thời còn trai trẻ, tôi vẫn chọn làm diễn viên hài để được đem tiếng cười cống hiến cho bà con khán giả".
Theo Gia đình Việt Nam