Mã độc tống tiền ransomware tiếp tục khiến tình hình an ninh mạng thêm phức tạp
Cuộc sống số - Ngày đăng : 19:25, 31/12/2024
Năm 2024 ghi nhận các vụ tấn công mạng của loại mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền nạn nhân ransomware ở cấp độ rất lớn. Ngoài những doanh nghiệp vừa và nhỏ mà các loại ransomware đã tấn công, các sàn chứng khoán VNDirect, Vietnam Post, lĩnh vực dầu khí là PVOIL... cũng xem là mực tiêu, gây nhiều tổn hại trực tiếp đến doanh nghiệp.
Báo cáo nghiên cứu, khảo sát an ninh mạng tại Việt Nam năm 2024 do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia công bố vào tháng 12/2024 cho thấy, có đến 659.000 cuộc tấn công mạng nhắm vào 46,15% cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam. Con số đáng báo động này cho thấy tấn công mạng bằng cách hình thức đã trở thành một mối nguy hại to lớn đối với các doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh và vận hành.
Theo đại diện của Hãng bảo mật Sophos, ransomware có thể gây ra tổn thất nặng nề đối với các doanh nghiệp, dù ở quy mô vừa và nhỏ hay lớn.
Bên cạnh đó, mã độc tống tiền ransomware cũng gây thiệt hại trực tiếp ngay tại thời điểm đó và thiệt hại lâu dài về khôi phục hệ thống, khôi phục lòng tin của khách hàng và đối tác. Vì thế, các chủ doanh nghiệp cần đưa giải pháp bảo mật vào kế hoạch năm 2025 của doanh nghiệp để hạn chế tối đa nguy cơ từ tấn công mạng hay ransomware.
Trước hiểm họa ransomware ngày càng gia tăng, để đồng hành cùng doanh nghiệp, tổ chức vừa và nhỏ, hiện hãng cũng cung cấp công cụ Sophos XDR (Extended Detection and Response) và MDR (Managed Detection and Response) trong việc phát hiện và phòng chống các mối đe dọa trên không gian mạng.
Trong bối cảnh an ninh mạng ngày càng phức tạp, việc đầu tư vào bảo mật không còn là tùy chọn mà là yêu cầu bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, việc triển khai giải pháp công nghệ chỉ là một phần, doanh nghiệp, tổ chức vừa và nhỏ cũng cần nâng cao nhận thức về an ninh mạng cho nhân viên, đồng thời thực hiện sao lưu dữ liệu thường xuyên và xây dựng quy trình ứng phó sự cố.
"Chỉ có sự kết hợp giữa công nghệ và con người mới có thể tạo ra một hệ thống phòng thủ vững chắc, bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro tiềm tàng trong thế giới số. Vì thế, việc lựa chọn một giải pháp bảo mật phù hợp là một quyết định quan trọng. Đừng để đến khi "mất bò mới lo làm chuồng", đại diện Sophos khuyến cáo.