Hiệp định Trại David - Di sản lớn nhất của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter

Hồ sơ - nhân vật - Ngày đăng : 20:52, 30/12/2024

Trong nhiệm kỳ Tổng thống, ông Jimmy Carter để lại dấu ấn với vai trò trong các thỏa thuận với Liên Xô, nhân quyền hay thỏa thuận giữa Israel và Ai Cập.

Bộ Ngoại giao Mỹ trong thông cáo ngày 29/12 về việc cựu Tổng thống Jimmy Carter qua đời, nhắc đến ông là "một Tổng thống Mỹ, một người Mỹ, cựu chiến binh hải quân, người đoạt giải Nobel Hòa bình và là một nhà nhân đạo cống hiến cả cuộc đời để thúc đẩy hòa bình, dân chủ và nhân quyền".

Các thành tựu của ông Carter được nhắc đến trong chính sách đối ngoại bao gồm đàm phán để trả lại Kênh đào Panama cho quốc gia sở tại, phát triển các thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Liên Xô, làm trung gian cho một thỏa thuận mang tính bước ngoặt với Israel và Ai Cập, giúp tạo nên hòa bình giữa hai quốc gia đã trải qua chiến tranh hàng thập kỷ.

"Ông hiểu rằng số phận của người Mỹ gắn liền với số phận của người dân ở các quốc gia khác, vì vậy ông đã sớm nhận ra rằng việc bảo vệ hành tinh chung của chúng ta và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng toàn cầu là những lợi ích an ninh quốc gia quan trọng", thông cáo nêu.

Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter.
Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter. 

Ông là thống đốc bang Georgia khi bắt đầu nỗ lực trở thành tổng thống thứ 39, với nội dung chiến dịch nhấn mạnh sự bình đẳng và tự do. Ông Carter phục vụ một nhiệm kỳ duy nhất, từ 1977 đến 1981, nhiệm kỳ được đánh dấu với chính sách đối ngoại lấy nhân quyền làm trung tâm và thành lập các bộ giáo dục và năng lượng cũng như Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang Mỹ.

Hiệp định Trại David là thành tựu chính sách đối ngoại lớn nhất của chính quyền ông Carter. Ông Carter đã gặp gỡ Thủ tướng Israel Menachem Begin và Tổng thống Ai Cập Anwar el-Sadat tại khu nghỉ dưỡng của tổng thống ở Maryland. Vào ngày 17/9/1978, các hiệp định được ký kết, dẫn đến một hiệp ước hòa bình chính thức giữa hai nước vào năm sau.

Sau khi làm tổng thống, ông Carter tiếp tục theo đuổi các chính sách nhân quyền. Ông và phu nhân Rosalynn thành lập Trung tâm Carter và tình nguyện tham gia Habitat for Humanity, giúp xây dựng và vận động cho nhà ở giá rẻ.

Cùng nhìn lại nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ của ông Carter qua các bức ảnh: 

Ông Jimmy Carter và đệ nhất phu nhân Rosalynn Carter đi bộ xuống Đại lộ Pennsylvania sau khi ông Carter tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 39 tại Washington, D.C.
Ông Jimmy Carter và đệ nhất phu nhân Rosalynn Carter đi bộ xuống Đại lộ Pennsylvania sau khi ông Carter tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 39 tại Washington, D.C.
Tổng thống Mỹ Jimmy Carter nhận được những tràng pháo tay của các thành viên Quốc hội khi ký vào dự luật thành lập Bộ Năng lượng ngày 4/8/1977.
Tổng thống Mỹ Jimmy Carter nhận được những tràng pháo tay của các thành viên Quốc hội khi ký vào dự luật thành lập Bộ Năng lượng ngày 4/8/1977.
Ed và Mary Cashat ở Pasadena, Texas, lắng nghe bài phát biểu về năng lượng của Tổng thống Carter trước phiên họp chung của Quốc hội vào ngày 21/4/1977. Ed Cashat là quản đốc của bộ phận vận hành xử lý máy móc và thiết bị tại nhà máy lọc dầu của Công ty Shell Oil .
Ed và Mary Cashat ở Pasadena, Texas, lắng nghe bài phát biểu về năng lượng của Tổng thống Carter trước phiên họp chung của Quốc hội vào ngày 21/4/1977. Ed Cashat là quản đốc của bộ phận vận hành xử lý máy móc và thiết bị tại nhà máy lọc dầu của Công ty Shell Oil .
Thủ tướng Israel Menachem Begin trò chuyện thân mật với Tổng thống Ai Cập Anwar el-Sadat và Tổng thống Mỹ Carter trong cuộc đàm phán hòa bình vào ngày 6/9/1978 tại Trại David.
Thủ tướng Israel Menachem Begin trò chuyện thân mật với Tổng thống Ai Cập Anwar el-Sadat và Tổng thống Mỹ Carter trong cuộc đàm phán hòa bình vào ngày 6/9/1978 tại Trại David.
Tổng thống Mỹ Carter chuẩn bị đọc bài diễn văn Thông điệp Liên bang.
Tổng thống Mỹ Carter chuẩn bị đọc bài diễn văn Thông điệp Liên bang.
Ông Đặng Tiểu Bình và ông Jimmy Carter ký thỏa thuận ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc vào ngày 31/1/1979.
Ông Đặng Tiểu Bình và ông Jimmy Carter ký thỏa thuận ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc vào ngày 31/1/1979.
Ông Jimmy Carter chụp ảnh cùng một em bé trong kỳ nghỉ hè năm 1979. Chiếc áo phông của em bé có dòng chữ
Ông Jimmy Carter chụp ảnh cùng một em bé trong kỳ nghỉ hè năm 1979. Chiếc áo phông của em bé có dòng chữ "I'm a Carter Nut" phía trên hình đậu phộng.
Tổng thống Ai Cập Anwar el-Sadat, trái, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter (giữa) và Thủ tướng Israel Menachem Begin đứng nghiêm khi quốc ca của nước họ được vang lên trên bãi cỏ phía bắc Nhà Trắng ở Washington, D.C., vào ngày 24/2/1979.
Tổng thống Ai Cập Anwar el-Sadat, trái, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter (giữa) và Thủ tướng Israel Menachem Begin đứng nghiêm khi quốc ca của nước họ được vang lên trên bãi cỏ phía bắc Nhà Trắng ở Washington, D.C., vào ngày 24/2/1979.
Mục sư Martin Luther King Sr., trái, Tổng thống Mỹ Carter và Coretta Scott King, góa phụ của Mục sư Martin Luther King Jr. cầu nguyện tại Nhà thờ Baptist Ebenezer ở Atlanta vào ngày 14/1/1979.
Mục sư Martin Luther King Sr., trái, Tổng thống Mỹ Carter và Coretta Scott King, góa phụ của Mục sư Martin Luther King Jr. cầu nguyện tại Nhà thờ Baptist Ebenezer ở Atlanta vào ngày 14/1/1979.
Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, con gái Amy, Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee và những người khác vẫy tay trong đoàn xe ở Seoul vào ngày 30/6/1979.
Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, con gái Amy, Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee và những người khác vẫy tay trong đoàn xe ở Seoul vào ngày 30/6/1979.
Tổng thống Mỹ Jimmy Carter chụp ảnh tại Phòng Bầu dục vào ngày 14/1/1981, ngay trước khi phát biểu chia tay trên truyền hình quốc gia.
Tổng thống Mỹ Jimmy Carter chụp ảnh tại Phòng Bầu dục vào ngày 14/1/1981, ngay trước khi phát biểu chia tay trên truyền hình quốc gia.
Vài ngày sau khi nhiệm kỳ của ông kết thúc, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter lên chiếc Air Force One ở Georgia để trở về Washington, D.C., và tiếp tục đến Wiesbaden, Đức, để chào đón những người Mỹ mới được thả sau khi bị giữ làm con tin ở Iran trong 444 ngày.
Vài ngày sau khi nhiệm kỳ của ông kết thúc, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter lên chiếc Air Force One ở Georgia để trở về Washington, D.C., và tiếp tục đến Wiesbaden, Đức, để chào đón những người Mỹ mới được thả sau khi bị giữ làm con tin ở Iran trong 444 ngày.
Phương Anh (Nguồn: NPR )