Dù nhiều tiền đến mấy 5 kiểu người mẹ này cũng sẽ khiến con khó thành công, giỏi giang trong tương lai

Cùng con trưởng thành - Ngày đăng : 07:35, 25/12/2024

Vai trò của người mẹ trong quá trình phát triển của con vô cùng quan trọng.

Có câu: "Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt". Gia đình dù có bao nhiêu tiền, gia sản giàu có đến mấy cũng không thể so sánh được với việc có một người mẹ thấu hiểu, biết nuôi dạy con.

Bên cạnh những bà mẹ thông thái, giúp con phát triển đúng cách, cũng có những kiểu bà mẹ có thể vô tình kìm hãm sự phát triển của con mình.

1. Người mẹ nóng nảy, ưa bạo lực, tính khí thất thường

Dù nhiều tiền đến mấy 5 kiểu người mẹ này cũng sẽ khiến con khó thành công, giỏi giang trong tương lai-1

Phụ huynh nóng nảy, đứa trẻ cũng bị ảnh hưởng, khi đến trường lớp sẽ hay đánh bạn, ở nhà lại bắt nạt anh chị em, hàng xóm. Ảnh minh họa

Trong lúc bực dọc, nhiều người mẹ thường nói với con: "Mày có nhanh lên không, đừng rề rà nữa, có tin tao sẽ cho mày một trận đòn nếu... ".

Những người mẹ như thế luôn sẵn sàng áp dụng trừng phạt với đứa trẻ khi nó phạm lỗi, hay không đáp ứng yêu cầu của bố mẹ.

Thực tế cho thấy, phụ huynh nóng nảy, đứa trẻ cũng bị ảnh hưởng, khi đến trường lớp sẽ hay đánh bạn, ở nhà lại bắt nạt anh chị em, hàng xóm.

Khi không được đáp ứng nhu cầu, nó sẽ không ngừng gào thét, khóc lóc, cho tới khi được dỗ dành, chiều theo mong muốn.

Người mẹ nóng nảy thường có quan điểm bảo thủ, luôn đòi hỏi đứa trẻ và thậm chí bạo lực với con để con tuân thủ theo mình.

Tuy nhiên, bạn quên rằng trẻ nhỏ cũng có nhân cách, ý tưởng riêng, việc áp đặt quan điểm của mình vào con chỉ khiến bé dễ nổi loạn, chống đối.

Giải pháp cho mẹ nóng tính: Điều bạn cần làm là kiên nhẫn, kiềm chế, không được dùng roi vọt hay lời nặng nề áp đặt lên con, đừng quên rằng thứ con cần là sự đồng hành và quan tâm.

Thay vì đặt ra cho con nhiều yêu cầu, hãy bắt đầu từ những yêu cầu tối thiểu, giúp con có thể đạt kết quả tốt. Khi trẻ đạt được thành quả công việc, tâm trạng mẹ cũng trở nên dễ chịu hơn.

2. Người mẹ chiều chuộng con quá mức

Người mẹ kiểu này luôn lo lắng con mình sẽ bị tổn thương hoặc mắc sai lầm, can thiệp quá mức vào cuộc sống và việc học tập của con.

Họ thường bỏ qua việc nuôi dưỡng tính độc lập, tự chủ của trẻ, khiến trẻ thiếu tự tin và khó thích nghi với môi trường xã hội phức tạp và luôn thay đổi.

Nhiều đứa trẻ lớn lên với suy nghĩ "đáp ứng con cái là nghĩa vụ của cha mẹ" cũng từ kiểu nuôi dạy này.

Không chỉ với cha mẹ, những đứa trẻ này khi đi làm, được đồng nghiệp, bạn bè giúp đỡ, cũng coi là hiển nhiên.

Người giúp không nhận được một lời cảm ơn, không nhận được thái độ biết ơn. "Đứa trẻ" đó, sau khi không còn liên quan nữa, sẽ ra đi một cách dửng dưng và vô ơn.

Dù nhiều tiền đến mấy 5 kiểu người mẹ này cũng sẽ khiến con khó thành công, giỏi giang trong tương lai-2

Người mẹ chiều chuộng con quá mức khiến trẻ thiếu tự tin và khó thích nghi với môi trường xã hội phức tạp và luôn thay đổi. Ảnh minh họa

3. Người mẹ luôn tiêu cực, bi quan trước mọi vấn đề trong cuộc sống

Người mẹ với cách sống, suy nghĩ tiêu cực có thể ảnh hưởng lớn tới sự phát triển, hình thành tính cách, con người sau này của con trẻ.

Song, không phải ai cũng biết mình đang trong trạng thái đáng báo động, bởi ranh giới giữa làm điều tốt cho con và những hành vi độc hại rất nhỏ.

Để thoát khỏi tình trạng tiêu cực với con cái, người mẹ cần có cái nhìn thẳng thắn hơn về cách cư xử của bản thân.

Các hành vi độc hại sẽ khiến con ngày càng xa cách với cha mẹ, trẻ phát triển thiên lệch. Chúng ta cần liệt kê hành động khiến con khó chịu hoặc né tránh.

Nếu những điều này liên quan quyền riêng tư của trẻ, người mẹ nên có cái nhìn cởi mở hơn và tôn trọng con.

Thay vì quát mắng, giận dữ, mẹ nên trò chuyện, tâm sự với con nhiều hơn để cả hai mở lòng, hiểu nhau.

Hai bên có thể cùng nhau lên kế hoạch và thỏa thuận ranh giới. Đây là bước đầu cho thấy bạn đang lắng nghe và tôn trọng con.

Các hoạt động như đọc sách, thiền... sẽ giúp giải tỏa tâm lý, khiến bạn bớt hành động theo cảm tính hay giận dữ.

4. Người mẹ quá mạnh mẽ, coi mình là trung tâm

"Con làm sao vậy, tại sao con lại không nghe lời mẹ?"

"Mẹ, con muốn chơi với bạn một lúc được không?" "Không được"

"Con chưa làm bài tập xong, đẹp mặt không?"

Mẹ của Hiên Hiên rất mạnh mẽ, không chỉ rất nghiêm khắc với Hiên Hiên mà nghiêm khắc với cả chồng.

Bởi vậy, bố Hiên Hiên rất ít khi tranh cãi với mẹ. Dường như chẳng bao giờ họ tranh luận với nhau, bố làm những điều mẹ muốn.

Hồi Hiên Hiên còn nhỏ do tính hiếu kỳ nên nhiều lúc bé muốn tìm một đáp án phá cách, thế nhưng lúc nào cũng bị mẹ khống chế "Không được phép có đáp án như vậy, không được phép như thế".

Có lẽ người mẹ có thói quen lãnh đạo, luôn muốn người khác phải tuân thủ lời nói của mình nên đã áp dụng suy nghĩ đó trong cách dạy con.

Giờ Hiên Hiên mỗi khi về nhà đều yên tĩnh làm bài tập, nghe theo mọi lời sai bảo của mẹ. Cô bé dường như học được tính "ép dạ cầu toàn" của bố đối với mẹ, vì thế giữa cô bé và mẹ giờ đây rất ít khi tranh cãi.

Giải pháp cho mẹ quá mạnh mẽ: Dù bạn là một phụ nữ quyết đoán, mạnh mẽ đến mấy, khi ở bên con, hãy tỏ ra dịu dàng hơn, đừng để con cảm thấy mẹ không gần gũi, lạnh lùng, vì đơn giản, con không phải nhân viên của mẹ.

Khi người mẹ trong nhà quá mạnh mẽ dẫn đến việc người bố yếu đuối, điều này khiến hình ảnh của người bố không còn sức mạnh, can đảm như một người đàn ông cần có, như thế không thể tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ cho đứa con trông vào và có ý thức theo đuổi tinh thần đó.

Dù nhiều tiền đến mấy 5 kiểu người mẹ này cũng sẽ khiến con khó thành công, giỏi giang trong tương lai-3

Dù bạn là một phụ nữ quyết đoán, mạnh mẽ đến mấy, khi ở bên con, hãy tỏ ra dịu dàng hơn, đừng để con cảm thấy mẹ không gần gũi, lạnh lùng. Ảnh minh họa

5. Người mẹ bỏ qua giao tiếp

Giao tiếp trong gia đình là cái nôi để rèn luyện kĩ năng, hành vi giao tiếp, ứng xử… của mỗi người trong xã hội.

Đồng thời, cách cha mẹ giao tiếp với con cũng quyết định sự gắn kết của mối quan hệ hai bên.

Một số bà mẹ bận rộn với công việc hoặc công việc khác và bỏ bê việc giao tiếp với con cái. Thiếu giao tiếp dễ dẫn đến những hiểu lầm, khoảng cách, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển tinh thần của trẻ.

Thực ra, cha mẹ có thể thay đổi cách tiếp cận và bày tỏ cảm xúc của mình một cách rõ ràng: "Thấy con muộn thế mà không về, mẹ rất lo con gặp nguy hiểm!"; "Mẹ biết con buồn, muốn cùng con nghỉ ngơi".

Phương thức giao tiếp bày tỏ cảm xúc sẽ khiến cha mẹ gần gũi con cái hơn. Trẻ sẽ mở lòng, giúp bạn có cơ hội hiểu rõ hơn suy nghĩ và cảm xúc của chúng, từ đó cùng nhau đối mặt và giải quyết vấn đề.

Điều cha mẹ cần học là bày tỏ cảm xúc bên trong của mình một cách chân thành và bằng những lời nói tử tế.

Theo Gia đình và xã hội