Ký ức hào hùng và dấu ấn đậm nét từ những cuộc duyệt binh, diễu binh

Hồ sơ - nhân vật - Ngày đăng : 12:12, 22/12/2024

Kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, cũng nhìn lại những lễ duyệt binh, diễu binh quy mô lớn và hào hùng nhất lịch sử.

Ở Việt Nam kể từ ngày nước nhà giành được độc lập tới nay đã diễn ra 3 cuộc duyệt binh quy mô lớn và nhiều cuộc diễu binh, diễu hành tổ chức vào các năm chẵn kỷ niệm Quốc khánh hoặc kỷ niệm chiến thắng lịch sử.

Lễ duyệt binh đầu tiên năm 1955. Nguồn: Báo QĐND

Nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm này, song diễu binh khác với duyệt binh. Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học) thì diễu binh được hiểu là lực lượng vũ trang lần lượt diễu qua lễ đài hoặc trên đường phố, hàng ngũ chỉnh tề, động tác thống nhất, để biểu dương sức mạnh. Còn duyệt binh là kiểm tra một cách tượng trưng đội ngũ của lực lượng vũ trang tập hợp lại để biểu dương sức mạnh về quân sự trong buổi lễ long trọng.

Trong khi đó, diễu hành là đoàn người đi thành hàng ngũ diễu qua lễ đài hoặc trên đường phố để biểu dương sức mạnh. Như vậy, duyệt binh mang tính biểu dương sức mạnh quân sự và gắn với đó là sự xuất hiện của các quân, binh chủng và các loại khí tài quân sự.

Chính vì thế, nhiều nước thông qua duyệt binh để “ra mắt” các loại vũ khí, thiết bị chiến đấu hiện đại nhằm chứng tỏ sức mạnh quân sự của mình. Trong khi đó, diễu binh chỉ biểu dương sức mạnh về lực lượng vũ trang chứ không thiên hướng về vũ khí như duyệt binh.

maxresdefault.jpg
Lễ duyệt bình đầu tiên năm 1955 tại Quảng trường Ba Đình

Cuộc duyệt binh đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa diễn ra ngày 1/1/1955. Đoạn phim màu tư liệu quý giá về cuộc duyệt binh đã được nhà làm phim người Nga Roman Karmen quay lại và lưu giữ, sau này, Đài Truyền hình Việt Nam đã mua bản quyền đoạn phim và giới thiệu tới độc giả.

Lễ duyệt binh kỷ niệm 40 năm Quốc khánh (2/9/1945 – 2/9/1985)

Nhà làm phim người Nga đã ghi lại hình ảnh đoàn quân oai hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam bước qua lễ đài. Đoàn quân tay bồng súng, mặc áo trấn thủ, đầu đội mũ nan bọc lưới ngụy trang, chân bước đều tăm tắp trong tiếng nhạc hùng tráng “Tiến về Hà Nội”.

Buổi diễu binh đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được báo chí phương Tây ghi nhận là ngày 1/1/1955. Những đoàn quân chiến thắng từ Điện Biên Phủ ra mắt đồng bào quốc dân và báo chí quốc tế tại quảng trường Ba Đình lịch sử.

lan-cuoi-xe-tang-va-ten-lua-viet-nam-duoc-keo-qua-quang-truong-ba-dinh-hinh-3-00165207.png

Năm 1973, cũng tại quảng trường Ba Đình, quân đội đã tổ chức một lễ duyệt binh trọng thể nhân ngày Quốc tế lao động 1/5. Khi đó, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp dẫn đầu đoàn quân đi qua lễ đài. Hiệp định Paris đã được ký kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc, nhưng nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn còn ở phía trước. Qua lễ duyệt binh năm 1973, nhân dân cả nước và báo chí quốc tế một lần nữa được thấy sức mạnh và sự quyết tâm thống nhất đất nước.

Sau 30/4/1975 - ngày lịch sử non sông thu về một mối, giữa bộn bề công việc, chính quyền cách mạng cũng tổ chức một lễ diễu binh ra mắt nhân dân thành phố Sài Gòn và báo chí quốc tế vào ngày 15/5/1975. Buổi diễu binh ấy đã để lại một ấn tượng đặc biệt với những người được chứng kiến.

lan-cuoi-xe-tang-va-ten-lua-viet-nam-duoc-keo-qua-quang-truong-ba-dinh-398-1583823531-width960height716.png
Lễ duyệt binh năm 1985 kỷ niệm 40 năm Quốc khánh (2/9/1945 – 2/9/1985)

Cuộc duyệt binh gần đây nhất đã diễn ra 30 năm. Đó là vào dịp kỷ niệm 40 năm Quốc khánh (2/9/1945 – 2/9/1985) với sự tham gia của nhiều quân, binh chủng, nhiều loại khí tài quân sự.

lan-cuoi-xe-tang-va-ten-lua-viet-nam-duoc-keo-qua-quang-truong-ba-dinh-406-1583823531-width520height353.jpg

Theo tư liệu trong sách “Lịch sử Không quân” thì Quân chủng Không quân khi đó quyết định sử dụng một số lượng lớn máy bay tham gia lễ duyệt binh ở Quảng trường Ba Đình.

loat-anh-hiem-cuoc-duyet-binh-hoanh-trang-ngay-291985-hinh-9-00002916_11zon.jpg

Số máy bay này bao gồm: 24 chiếc MiG-21Bis đại diện cho lực lượng không quân tiêm kích do hai Trung đoàn 927 và 921 đảm nhiệm; 12 chiếc Su-22M đại diện cho không quân tiêm kích bom (Trung đoàn 923); 12 chiếc An-26 đại diện cho không quân vận tải (Trung đoàn 918); 9 chiếc Mi-24 và 3 chiếc Mi-8 đại diện cho không quân trực thăng (Trung đoàn 916); 15 chiếc máy bay huấn luyện L-39 đại diện cho nhà trường. Việc xếp hình số 40 đầy ý nghĩa do Trung đoàn 910 đảm nhiệm.

loat-anh-hiem-cuoc-duyet-binh-hoanh-trang-ngay-291985-hinh-9-00002916_11zon.jpg

Năm 2014 cũng diễn ra diễu binh quy mô lớn tại TP Điện Biên nhân kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

rqniaq5z.jpg
Lễ duyệt binh kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Nguồn: QĐND

Lễ diễu binh, diễu hành có khoảng 15.000 người thuộc lực lượng vũ trang, trí thức, phụ nữ, thanh niên, thiếu nhi và đồng bào dân tộc các tỉnh Tây Bắc tham gia. Tổng hành trình của đoàn diễu binh, diễu hành dài khoảng 5 km.

jkesig9b.jpg

Với sân khấu hoành tráng, hình dáng thiết kế giống đồi A1 nổi lên giữa lòng chảo Mường Thanh và sự tham gia của hơn 1.000 diễn viên, chương trình nghệ thuật nhằm tái hiện hình ảnh từ những ngày đầu của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

hzk8rjhx.jpg

Bình An (tổng hợp)