Điểm tin Kinh doanh 15/12: Giá vàng: Giảm nhẹ

Kinh doanh - Ngày đăng : 06:00, 15/12/2024

Thị trường chứng khoán tuần qua: Áp lực bán gia tăng khiến chỉ số VN-Index giảm điểm, dòng tiền thận trọng hơn; Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu của các nước châu Á biến động trái chiều
co.opmart-co.opxtra-gioi-thieu-gio-qua-tet-la-cac-loai-gia-vi.jpg

- Giá vàng: Giảm nhẹ

Theo ghi nhận vào lúc 13 giờ hôm 14/12, giá vàng trên thị trường trong nước đồng loạt giảm nhẹ, trong đó có vàng PNJ giảm 500.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và bán ra.

Vàng SJC tại Hà Nội và Đà Nẵng: Mua vào 83,8 triệu đồng/lượng - bán ra 86,3 triệu đồng/lượng (bằng với giá giao dịch ngày hôm 13/12 ở cả hai chiều).

Vàng Phú Quý SJC: Mua vào 83,5 triệu đồng/lượng (giảm 400.000 đồng/lượng) - bán ra 86,1 triệu đồng/lượng (giảm 300.000 đồng/lượng).

Vàng DOJI tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh: Mua vào 83,8 triệu đồng/lượng - bán ra 86,3 triệu đồng/lượng (giảm 100.000 đồng/lượng cả chiều mua vào - bán ra).

Giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu được doanh nghiệp giao dịch ở mức 83,8 triệu đồng/lượng mua vào – 86,3 triệu đồng/lượng bán ra (bằng với giá giao dịch ngày hôm 13/12 ở cả hai chiều). Vàng nhẫn tròn trơn được doanh nghiệp giao dịch ở mức 83,68 triệu đồng/lượng mua vào – 85,43 triệu đồng/lượng bán ra (giảm 150.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều).

Vàng PNJ tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội: Mua vào 83,5 triệu đồng/lượng - bán ra 84,7 triệu đồng/lượng (giảm 500.000 đồng/lượng cả chiều mua vào - bán ra).

Như vậy, giá vàng miếng và vàng nhẫn trong nước tính đến 13 giờ hôm 14/12 giảm nhẹ cả chiều mua vào và bán ra.

Giá vàng thế giới lẫn trong nước đồng loạt giảm khi nhà đầu tư mạnh tay chốt lời.

Giá vàng thế giới giảm mạnh do chịu ảnh hưởng từ Báo cáo lạm phát của Mỹ cao hơn kỳ vọng, cùng đó là hoạt động bán ra chốt lời diễn ra mạnh mẽ từ phía các nhà đầu tư vàng.

Dự đoán giá vàng trong tuần tới đây, chuyên gia tại OANDA cho biết, mặc dù xu hướng tăng ngắn hạn vẫn duy trì, nhưng giá vàng có thể được điều chỉnh trước cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) do áp lực chốt lời.

Theo báo cáo Triển vọng năm 2025 của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), thị trường vàng năm 2025 kém lạc quan trong bối cảnh bất ổn chi phối tâm lý nhà đầu tư.

Chuyên gia phân tích Carsten Menke của Julius Baer cho rằng, nhìn chung, nền kinh tế Mỹ sẽ mạnh hơn vào năm tới, điều này sẽ khiến không còn nhiều dư địa để cắt giảm lãi suất. Điều đó sẽ mang lại ít động lực hơn cho vàng.

- Payoo hai năm liên tiếp nhận giải thưởng “Đối tác tiếp thị liên kết tốt nhất” từ Mastercard

Tại Hội nghị Khách hàng thường niên của tổ chức thẻ Mastercard diễn ra ở Hà Nội, Payoo được trao giải thưởng “Best Affiliate Marketing Partner in Cashless Payment – Đối tác tiếp thị liên kết tốt nhất”. Đây là lần thứ hai liên tiếp, Payoo nhận được giải thưởng này từ Công ty Công nghệ Thanh toán Toàn cầu Mastercard.

Với mối quan hệ hợp tác toàn diện cùng Mastercard qua nhiều năm, Payoo đã triển khai thành công hàng loạt hoạt động trên nền tảng của mình và hệ thống POS tại các đối tác liên kết, hướng đến mục tiêu quảng bá và tạo cơ hội cho khách hàng trải nghiệm các dịch vụ thanh toán không tiếp xúc an toàn và tiện lợi. Đặc biệt, các chiến dịch tiếp thị liên kết trong những giai đoạn cao điểm đã giúp tăng trưởng đáng kể số lượng giao dịch thẻ Mastercard, mang lại lợi ích lớn cho cả người dùng và nhà bán hàng.

Trong năm 2024, Payoo đã phối hợp với Mastercard triển khai chương trình ưu đãi “Chạm tinh tế - Sống phong cách” diễn ra vào hai dịp cao điểm mua sắm: Mùa hè và mùa Lễ hội cuối năm, với tổng ngân sách lên tới 15 tỉ đồng. Các chiến dịch này được tổ chức trên quy mô toàn quốc, thu hút gần 40 đối tác lớn trong nhiều lĩnh vực như dịch vụ ăn uống, công nghệ bán lẻ, mỹ phẩm, giải trí, dược phẩm và giáo dục tham gia.

Hàng ngàn điểm bán hàng thuộc mạng lưới chấp nhận thanh toán của Payoo đã tham gia chương trình, mang đến cơ hội thanh toán hiện đại, an toàn và tiện lợi cho người dùng khi mua sắm và thanh toán tại Trung tâm thương mại AEON MALL; hệ thống nhà thuốc Long Châu; nhà thuốc An Khang; chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh; chuỗi cửa hàng dịch vụ ăn uống McDonald’s; Trà sữa Koi Thé; Trung Nguyên Legend; Trung tâm giáo dục tiếng Anh Yola; Wall Street English; chuỗi cửa hàng tiện lợi Ministop; Family Mart,...

- Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu của các nước châu Á biến động trái chiều

Giá gạo đồ xuất khẩu từ Ấn Độ ổn định trong tuần này nhờ nhu cầu mạnh từ châu Phi, dù nguồn cung gia tăng từ sản lượng vụ mới đã phần nào gây áp lực giảm giá. Trong khi đó, giá gạo của Việt Nam giảm do nguồn cung dồi dào, còn giá gạo Thái Lan tăng nhẹ do đồng baht tăng giá.

Giá gạo đồ xuất khẩu từ Ấn Độ ổn định trong tuần này nhờ nhu cầu mạnh từ châu Phi, dù nguồn cung gia tăng từ sản lượng vụ mới đã phần nào gây áp lực giảm giá. Trong khi đó, giá gạo của Việt Nam giảm do nguồn cung dồi dào, còn giá gạo Thái Lan tăng nhẹ do đồng baht tăng giá.

Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, được báo giá ở mức 444 - 450 USD/tấn trong tuần này, không thay đổi so với tuần trước. Gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 450 - 458 USD/tấn trong tuần này.

Trong khi đó, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 509 USD/tấn, giảm so với mức 517 USD/tấn của tuần trước. Một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, giá gạo giảm sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo nguồn cung gia tăng.

Còn tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm tăng nhẹ từ mức 510 USD của tuần trước lên 510 - 515 USD/tấn. Một thương nhân tại Bangkok cho biết, nhu cầu giao dịch khá trầm lắng ở thời điểm sắp hết năm, đồng thời nói thêm rằng nguồn cung vụ tới sẽ cao do mực nước dồi dào. Một thương nhân khác cho biết, giá tăng nhẹ là do đồng baht mạnh lên.

2.-cac-chuong-trinh-livestream-cung-dan-sao-tren-shopee-live.jpg

- “Shopee 12/12 Sale Sinh Nhật” giúp nhà bán hàng trong nước tăng trưởng gấp 12 lần

“12/12 Sale Sinh Nhật” năm nay còn thu hút đông đảo nhà bán hàng và thương hiệu trong nước thuộc đa dạng ngành hàng, giúp họ đạt thành tích lượng đơn hàng bán ra trong ngày 12/12 tăng gấp 12 lần so với ngày thường, đại diện Shopee Việt Nam cho hay.

Mua sắm kết hợp giải trí bằng các công cụ xu hướng như Livestream và Video ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt với nhóm người dùng trẻ. Theo đó, số sản phẩm bán ra qua Shopee Live và Shopee Video trong ngày 12/12 đều tăng gấp 9 lần so với trung bình ngày thường.

Nhu cầu làm đẹp và chăm sóc bản thân của người dùng tăng mạnh vào dịp lễ hội cuối năm. Cụ thể, các sản phẩm chăm sóc da mặt và trang điểm nằm trong top 5 ngành hàng bán chạy nhất trong ngày 12/12 với lượng đơn bán ra gấp 7-8 lần ngày thường. Bên cạnh đó, người dùng còn tăng cường tìm kiếm trang phục và phụ kiện cho mùa thu đông với các từ khóa phổ biến như "khăn quàng cổ", "áo khoác", "áo len".

Freeship vẫn là yếu tố quan trọng và tác động lớn đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Thông qua chương trình “Phí Ship 0 Đồng”, Shopee đã giúp người dùng tiết kiệm 840 tỷ đồng phí vận chuyển xuyên suốt sự kiện 12/12. Kết quả này là một phần của con số 2.200 tỷ đồng mà người dùng đã tiết kiệm được nhờ các ưu đãi hấp dẫn tại sale sinh nhật Shopee.

Hơn 24 triệu sản phẩm được bán ra tại khu vực ngoại đô thị cho thấy mức độ phủ sóng rộng lớn và nhanh chóng của thương mại điện tử. Trong đó, 5 thành phố ngoại đô thị có lượng đơn bán ra nhiều nhất trong ngày 12/12 lần lượt là Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Ninh và Hải Dương.

Lượng đơn bán qua Shopee Mall & Premium tăng gấp 7 lần ngày thường, khẳng định xu thế mua sắm hàng chính hãng ngày càng được ưa chuộng và phổ biến trong cộng đồng người tiêu dùng trực tuyến. Trong đó, top 5 thương hiệu nổi bật nhất trên Shopee Mall trong sự kiện 12/12 bao gồm LG, Puma, Coolmate, Nutifood, Lancôme.

- Thị trường chứng khoán tuần qua: Áp lực bán gia tăng khiến chỉ số VN-Index giảm điểm, dòng tiền thận trọng hơn

Thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua một tuần giao dịch (9/12 - 13/12) không tích cực. Trái với tuần giao dịch bùng nổ đầu tháng 12, thị trường diễn biến tương đối ảm đạm trong tuần qua với xu hướng đi ngang là chủ đạo. Chỉ số VN-Index kết tuần ở mức gần thấp nhất tuần với mức thanh khoản sụt giảm mạnh cho thấy lực cầu suy yếu.

Thị trường chứng khoán trong nước tuần (9/12 - 13/12) giảm điểm trở lại sau 3 tuần liên tiếp tăng điểm. Sau phiên đầu tuần tăng điểm nhẹ, chỉ số có 4 phiên giảm điểm liên tiếp sau đó với áp lực bán có xu hướng tăng dần.

Phiên giao dịch cuối tuần cũng chứng kiến thị trường sụt giảm mạnh nhất, sắc đỏ lan tỏa ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Thanh khoản khớp lệnh cũng có xu hướng sụt giảm theo đà trượt giá thị trường và rơi xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng trong phiên cuối tuần.

Đóng cửa tuần giao dịch từ 09/12-13/12, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 1,262.57 điểm -4,78 điểm (-0,38%), bảo vệ thành công phòng tuyến hỗ trợ 1.260 điểm tương đương vùng MA200.

Gây áp lực lớn lên thị trường và tâm lý giao dịch trong tuần qua là các nhóm ngành như: Hàng tiêu dùng (-3,65%), phân bón (-2,16%), bất động sản dân cư (-1,70%), xây dựng (-1,68%)... Ở chiều ngược lại một số nhóm ngành ngược dòng thành công và duy trì đà tăng gồm có: Nhựa (+1,97%), bảo hiểm (+1,74%), cảng biển (+1,03%)...

Trên sàn Hà Nội, các chỉ số chính cũng diễn biến tương tự và có xu hướng giảm trước áp lực bán lấn lướt bên mua. Cụ thể, chỉ số HNX-Index giảm -1,93%, xuống 227 điểm và chỉ số UPCoM-Index cũng giảm -0,29% về mức 92,54 điểm.

Độ rộng thị trường nghiên về điều chỉnh, phân hóa mạnh, đa số đều chịu áp lực điều chỉnh, ngoại trừ nhóm bảo hiểm vẫn khá nổi bật, dược phẩm và y tế, săm lốp, một số mã riêng lẽ trong nhóm dầu khí. Sắc đỏ dần chiếm ưu thế trong tuần qua với 13/21 nhóm ngành điều chỉnh.

Thanh khoản khớp lệnh thị trường suy yếu, sụt giảm -13,4% so với mức bình quân 20 tuần giao dịch. Lũy kế đến cuối tuần giao dịch, thanh khoản giao dịch bình quân trên sàn HOSE đạt 579 triệu cổ phiếu (-7,84%), tương đương 14.266 tỷ đồng (-11%) về giá trị giao dịch.

Tính trên 3 sàn, tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trong tuần đạt 16.072 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân phiên ở mức 12.865 tỷ đồng, giảm -14,7% so với tuần trước và -6,5% so với trung bình 5 tuần gần nhất.

Trên đồ thị kỹ thuật, nhìn theo khung tuần, tỷ trọng dòng tiền tăng trở lại ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và nhỏ trong khi giảm ở nhóm vốn hóa vừa. Trong tuần, dòng tiền tiếp tục tập trung ở nhóm vốn hóa lớn VN30 với tỷ trọng đạt 45%, tăng nhẹ so với mức đáy 6 tháng (44,5%) thiết lập trong tuần trước đó. Nhóm vốn hóa nhỏ ghi nhận tỷ trọng dòng tiền tăng mạnh, đạt 12,1% cao nhất kể từ giữa tháng 7/2024. Với nhóm vốn hóa vừa, tỷ trọng dòng tiền giảm mạnh, từ 42% về 39,7%.

Khối ngoại có một tuần bán ròng trọn vẹn 5 phiên liên tiếp với giá trị giao dịch đạt -1.131 tỷ đồng trên sàn HOSE. Tâm điểm bán ròng của khối ngoại trong tuần qua là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như: FPT (-296 tỷ đồng), MWG (-229 tỷ đồng), VRE (-190 tỷ đồng)... Ở chiều ngược lại, nhóm nhà đầu tư ngoại gia tăng tỷ trọng một số mã như: TCB (+214 tỷ đồng), HDB (+179 tỷ đồng), HDG (+166 tỷ đồng)...

Việt Báo (Tổng hợp)