Quỳnh Dao: Đại diện cho tiếng nói của thời đại hay "thảm họa" văn chương?

Dòng chảy - Ngày đăng : 12:18, 12/12/2024

Sự ra đi của Quỳnh Dao một lần nữa khiến những tranh cãi xung quanh cuộc đời và tác phẩm của bà lại được dấy lên.

Quỳnh Dao được coi là một trong những nhà văn nữ thành công nhất của văn học hiện đại Trung Quốc, sánh ngang với Kim Dung, với nhiều tác phẩm nổi tiếng đã định hình nhận thức về tình cảm của một thế hệ.

Bà đã mở đường cho chủ nghĩa cá nhân trong văn học, khuyến khích phụ nữ theo đuổi tình yêu và hạnh phúc cá nhân, bất chấp những quy tắc xã hội.

Quỳnh Dao: Đại diện cho tiếng nói của thời đại hay

Hoàn Châu Cách Cách, Dòng Sông Ly Biệt là những tác phẩm đình đám một thời của Quỳnh Dao.

Có thể chưa đọc sách của Quỳnh Dao, nhưng bạn chắc chắn đã xem phim chuyển thể từ tiểu thuyết của bà. Từ Hoàn Châu Cách Cách, Dòng Sông Ly Biệt, Hãy Ngủ Yên Tình Yêu, Ngọn Cỏ Ven Sông, Mai Hoa Lạc,... Chỉ cần nhắc tên thôi là nhạc phim sẽ tự động vang lên trong đầu chúng ta. Bù bạn có thừa nhận hay không, Quỳnh Dao vẫn là một trong những nữ nhà văn Trung Quốc thành công nhất kể từ thế kỷ 21.

Nước mắt của một thế hệ đã rơi vì những tác phẩm của bà; Tính thẩm mỹ và cái nhìn của một thế hệ được định hình bởi các tác phẩm của bà. Nhưng điều kỳ lạ là sau này có nhiều người Trung Quốc thừa nhận bản thân thấy xấu hổ thừa nhận rằng họ đã từng đọc truyện hay xem phim Quỳnh Dao. Thậm chí có người còn cho rằng Quỳnh Dao là thảm hoạ của thời đại và những tác phẩm của bà đã làm lệch lạc quan điểm về tình yêu của cả một thế hệ.

Những nhận xét như vậy không hoàn toàn vô lý. Mô típ tiểu thuyết của Quỳnh Dao không thay đổi nhiều trong nhiều thập kỷ như một khuôn mẫu.Các nhân vật trong tiểu thuyết của bà hầu hết đều là những người đàn ông phóng đãng hay những người phụ nữ đầy oán hận, phớt lờ những quy tắc thế tục.

Chủ đề trong tiểu thuyết của bà thường là tình yêu thầy trò, tình yêu ngoài hôn nhân, mối tình tay ba hoặc tư tưởng đa thê. Bản thân Quỳnh Dao có thể không nghĩ những điều đó là xấu nhưng theo quan điểm cuộc sống hiện đại thì quả thực là khó chấp nhận.

Quỳnh Dao: Đại diện cho tiếng nói của thời đại hay

Quỳnh Dao có tư tưởng riêng độc đáo và gặp nhiều tranh cãi bởi chính tư tưởng này.

Vậy, Quỳnh Dao có thực sự là “thảm họa của thời đại”? Vấn đề này thực sự không thể được đánh giá đơn giản bằng “đúng” và “sai” bởi mọi tác phẩm văn học đều có những đặc điểm đương đại riêng.

Phim điện ảnh và phim truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết của Quỳnh Dao trở nên nổi tiếng vào những thập niên 80 và 90, nhưng tiểu thuyết của bà hầu hết được sáng tác vào những năm 60 và 70.

Thời kỳ đó đó, xã hội phong kiến ​​tuy đã kết thúc nhưng tàn tích của chế độ phong kiến ​​trong cuộc sống người dân vẫn chưa bị xóa bỏ. Trong tác phẩm thời đó, niềm vui nỗi buồn cá nhân đều ẩn chứa trong thăng trầm của thời đại, hầu hết nhân vật phụ nữ đều mang số phận cay đắng, phải từ bỏ tất cả vì gia đình và tập thể.

Quỳnh Dao: Đại diện cho tiếng nói của thời đại hay

Chính Quỳnh Dao là người đi tiên phong trong chủ nghĩa cá nhân, trong tác phẩm của bà, trước khi một người phụ nữ trở thành một người vợ, một người mẹ hay một thiếu nữ, trước tiên cô ấy phải là chính mình, cảm xúc của mình là trên hết.

Các nhân vật trong tiểu thuyết của Quỳnh Dao yêu đương tay ba, lừa dối và làm ‘tiểu tam’,... bây giờ nghe thì có vẻ như ‘tam quan lệch lạc’ nhưng vào thời điểm đó, nó thực sự độc đáo và đánh trúng những điểm yếu của thời đại một cách chính xác và sắc bén.

Thứ mà Quỳnh Dao đấu tranh là những quan niệm cũ bị hạn chế bởi nghi thức phong kiến, chứ không phải thời đại video ngắn phát triển một cách khó hiểu như hiện nay. Không nên dùng quy chuẩn của thời hiện đại để bác bỏ ý nghĩa của những tác phẩm văn học từ nửa thế kỷ trước.

Quỳnh Dao đã ra đi, thời đại văn học ‘ngôn tình’ cũng đã trôi qua, phim chuyển thể từ tác phẩm của Quỳnh Dao có thể đã lỗi thời từ lâu nhưng những tranh cãi xung quanh Quỳnh Dao thì vẫn tiếp diễn.

Ánh Dương (Theo NetEase)