Ngày 20/11 nghe Tiến sỹ, MC, Đại sứ văn hóa đọc nói về ‘người thầy’

Xem - nghe - đọc - Ngày đăng : 23:01, 19/11/2024

Trong chuỗi sự kiện chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, SBOOKS tổ chức Talkshow “Sách và Sứ mệnh người thầy” với sự tham gia của Đại sứ Văn hóa đọc Trung Nghĩa, Tiến sĩ Giáo dục Nguyễn Thị Thu Huyền và MC - Giảng viên Giáng Ngọc.

Nhà tổ chức chọn chủ đề “Sách và sứ mệnh người thầy để tri ân đến những nhà giáo, đồng thời gợi mở những vấn đề liên quan đến phát triển văn hóa đọc thông qua giáo dục. Nội dung mà các diễn giả cùng trao đổi với khán giả xoay quanh tinh thần hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt xưa và nay.

z6038778905281_6f08f90728d2f5e47824d0c3291cd9f7.jpg

‘Đại sứ văn hóa đọc’-nhà báo Trung Nghĩa kể rằng hình ảnh người thầy gắn trong tâm trí anh ngay từ nhỏ vì ba mẹ đều là nhà giáo. Nhưng anh có một người thầy nữa chính là sách. Thói quen đọc sách từ nhỏ giúp anh tiếp nhận những luồng tri thức phong phú. Hiện tại anh cũng là một nhà giáo. Vì thế, nhà giáo-sách, là những thứ cứ gắn chặt với mình. Ở vai trò nào, anh cũng thấy mình luôn phải học hỏi.

“Thật sự ra đi dạy cũng là đi học. Khi tôi tiếp xúc với các bạn sinh viên, tôi nhận thấy có một cái nguồn năng lượng rất tích cực từ các bạn. Thông qua những chia sẻ, phát biểu, tôi hiểu được góc nhìn của các bạn về một sự vật, sự việc và nhờ đó tôi cũng được học hỏi từ các bạn sinh viên”.

z6037979911658_82119bf79be27dfaa0e67759fc061096.jpg

TS Giáo dục Nguyễn Thị Thu Huyền cho rằng: ‘hiếu học’ bây giờ không còn được hiểu như ngày xưa, nghĩa là cái gì đó lớn lao, nghiêm trang, là đèn sách thâu đêm. Bây giờ có một câu rất hay và hợp: ‘học tập suốt đời’. Đây là mục tiêu của cả hệ thống giáo dục. Thầy-trò lúc nào cũng phải học. Hình ảnh người thầy vì thế cũng khác xưa, không phải chỉ truyền thụ một chiều mà phải biết lắng nghe ‘phản biện’, là học hỏi từ chính điều ‘ngược chiều’ từ học trò.

Bà Huyển kể năm 2008 khi du học ở Anh về với một phong cách rất khác lạ. Các sinh viên luôn ngạc nhiên vì ‘cái sự phóng khoáng’, vì sao một giảng viên mà có thể là thoải mái với các ý kiến trái chiều, thoải mái tranh luận? ‘Bản thân mình là sản phẩm của giáo dục truyền thống. Chỉ đến khi đi du học, tôi mới thực sự có học hỏi về tư duy phản biện, được trải nghiệm về những việc mà mình nhìn thấy ở giáo viên, học sinh, sinh viên.

Sự học và hình ảnh người thầy trong xã hội hiện đại, theo bà Huyền: “chúng ta luôn mặc định người thầy là tấm gương, là chuẩn mực . Khi mới là giảng viên, tôi cố tạo một vẻ ngoài có hình vẻ đạo mạo, mặt mày luôn nghiêm nghị, cau có và có áp lực đó là hình mẫu giảng viên. Trải qua 20 năm, tôi nghĩ rằng hãy làm cho mỗi khoảnh khắc học sinh ở với chúng ta sẽ trở thành những khoảnh Khắc có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của các bạn”.

z6037988946389_56474d4aeb44dd15626352ced8449832.jpg

Tiến sỹ Huyền Khi kể thêm, đến vùng sâu vùng xa, gặp gỡ các giáo viên, họ luôn bày tỏ nỗi khổ về việc duy trì được sự hứng thú đến trường của học sinh. “Tôi nói với họ: Thay vì thầy cô nghĩ đến việc là, nếu thất học thì học sinh sẽ đi lấy chồng rồi sớm sinh con, đó là một cái vòng luẩn quẩn nghèo đói, thầy cô phải tập trung vào khoảnh khắc của hiện tại. Đó chính là ngày hôm nay. Khi mà học sinh có mặt tại trường với các thầy cô, thầy cô sẽ làm gì với các em? Để thời gian ngày hôm nay nó trở nên rất là có ý nghĩa.

Thậm chí nếu một tiết học có đến 20 phút thầy cô dạy điều mà học sinh đã biết và không cần, tức là chúng ta đã lãng phí cái thời gian của trẻ. Và phải tính thời gian đó nhân cho 25 học sinh chứ không phải 20 phút. Thì việc giảng dạy, sứ mệnh của các thầy cần là khoảnh khắc mà mình có với trẻ trở lên có ý nghĩa”.

z6038778923122_38c86ded880ec4e8d3f5e234a2960b10.jpg

Các diễn giả đều khẳng định, ở góc độ giáo dục, hiện nay sách cũng là ‘người thầy’. Vừa hoạt động nghệ thuật, vừa là giảng viên thỉnh giảng tại ĐH Ngân hàng, MC Giáng Ngọc nhận định sách và người thầy, thầy là sách và sách cũng là thầy: “dù là bây giờ chúng ta có rất nhiều thứ thu hút sự quan tâm của mình nhưng vẫn rất là mừng khi thấy những người trẻ vẫn quan tâm đến một người thầy bất hủ của mình đó là sách”.

z6037988918695_744c47813db52fd8e79986f776f0649a.jpg

Nhà báo Trung Nghĩa bổ sung thêm: cần phải ý thức được trong thời đại hiện nay thay đổi quá nhanh nên chúng ta phải học và học là xác định là học cả đời, không bao giờ tự mãn hoặc là ngủ quên trên chiến thắng được cả. Công nghệ AI phát triển rất nhanh và rõ ràng là AI một thực thể mà sự tiến bộ của AI là không ngừng nghỉ và không ai có thể ngờ tới được. Bây giờ chúng ta có thể học ở tất cả mọi nơi, tất cả mọi lúc, ở tất cả mọi người và ở tất cả từ sách cho đến những thông tin trên mạng….

Đồng tình với quan điểm này, TS Thu Huyền Tôi bổ sung thêm: tình yêu sách và thói quen đọc sách phải hình thành càng sớm càng tốt. Khi trẻ chưa tiếp xúc với những thú vui khác là chúng ta nên xây dựng tình yêu sách trước. Còn khi đã có nhiều thú vui lấn át, rất khó để giới thiệu sách là khó lắm. Duy trì thói quen đọc sách cho trẻ sẽ tạo sự khát khao với tri thức mới và tinh thần tự học cho trẻ.

z6037991368298_e997ad3a05e0a8838c426a7234acfe6f.jpg

Ông Nguyễn Anh Dũng - đại diện đơn vị SBooks cho rằng văn hóa đọc sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ nếu những người thầy phát hiện được sứ mệnh lan tỏa cao quý của mình. “Trong dự án Cây bút việt mà SBOOKS đang triển khai trong thời gian tới, SBOOKS cũng vô cùng mong đợi những cuốn sách giáo dục của những nhà giáo - những cuốn sách mang tri thức Việt, tài năng Việt, và sẽ thức tỉnh trái tim, tâm thức của những độc giả yêu mến”.

z6037991437484_018b58540e37733c3bd60beddf4d154b.jpg

Đại diện Dự án Xây dựng tủ sách, Phó Giám đốc SBOOKS, bà Đoàn Phương Thoa chia sẻ: “Sách và giáo dục có mối quan hệ mật thiết với nhau, và để nhìn cụ thể hơn thì đó là mối quan hệ của Người làm sách - Người giáo viên - Người học trò. Mối quan hệ này giống như một vòng tròn tuần hoàn, quyết định lẫn nhau, và mỗi quyết định ấy đều có ý nghĩa sâu sắc với nền tảng văn hóa nước nhà. Với Talkshow lần này, chúng tôi đặc biệt mời đến những nhà giáo dục và đại sứ văn hóa đọc, để có thể tỏ tường với công chúng về sứ mệnh người thầy trong tương quan với sách và văn hóa đọc”.

Bình An (tổng hợp)