Con lớn lên dễ thất bại vì nhiều cha mẹ xem nhẹ việc dạy con bài học quan trọng này
Cùng con trưởng thành - Ngày đăng : 19:53, 27/10/2024
Tuy nhiên, không phải dạy bằng cách ép buộc con nói xin lỗi mà mục tiêu cuối cùng là dạy con nhận ra sai lầm của mình và nói lời xin lỗi một cách chân thành.
Dưới đây là những cách dạy con nhận sai và nói lời xin lỗi.
Giúp con bạn bình tĩnh
Hầu hết, những tình huống trẻ cần xin lỗi đều nằm ngoài tầm kiểm soát vì khi đó trẻ đang tức giận.
Khi trẻ đang tức giận nếu bạn bắt trẻ xin lỗi sẽ khiến chúng nảy sinh ra những suy nghĩ như: Tại sao mình phải xin lỗi? Hay còn có thể khiến trẻ tức giận hơn.
Thay vào đó, hãy hít thở sâu, đến gần con bạn và đưa con ra khỏi nơi xảy ra xung đột để trẻ bình tĩnh. Bạn có thể giúp đỡ bằng cách nói chuyện với con, hỏi han…
Khi trẻ đang tức giận nếu bạn bắt trẻ xin lỗi sẽ khiến chúng nảy sinh ra những suy nghĩ như: Tại sao mình phải xin lỗi? Hay còn có thể khiến trẻ tức giận hơn. Ảnh minh họa
Dạy con thời điểm nên xin lỗi
Thật khó để bắt một đứa trẻ nhỏ hiểu được đâu là đúng, đâu là sai. Điều quan trọng cha mẹ nên đưa 2 khái niệm này vào nhận thức của trẻ càng sớm càng tốt.
Bạn có thể giải thích ý nghĩa của lời xin lỗi và nói rằng con nên xin lỗi khi mắc lỗi.
Khuyến khích trẻ đồng cảm để nhận ra hành động sai trái của mình, chẳng hạn hỏi con sẽ phản ứng như thế nào nếu bạn khác làm điều tương tự với mình.
Cùng con bạn phân tích xem chúng có thể làm khác đi những gì.
"Nếu bạn có thể quay ngược thời gian, bạn sẽ thay đổi điều gì về những gì đã xảy ra?" Bài tập này cho phép con bạn nghĩ ra những cách khác để giải quyết xung đột.
Mặc dù đúng là động não sẽ không giải quyết được tình huống hiện tại, nhưng đó là một cách tốt để học cách quản lý cảm xúc cho tương lai.
Dạy con xin lỗi đúng cách
Lời xin lỗi thành thật không phải chỉ được nói ra. Cha mẹ nên dạy con khi xin lỗi phải đứng thẳng, đứng yên, mắt nhìn thẳng để thể hiện sự chân thành.
Bạn nên khuyến khích trẻ nói thêm lý do phải xin lỗi để người nghe biết trẻ hiểu rằng con đã làm gì sai. Con cũng có thể kết thúc lời xin lỗi bằng lời hứa sẽ không tái phạm.
Giúp trẻ đối phó với cảm xúc của mình
Thông thường, trẻ có thể cảm thấy xấu hổ, tự ti khi phải nói lời xin lỗi.
Trong trường hợp này, cha mẹ nên nói chuyện, giảng giải để con hiểu tại sao bạn yêu cầu như vậy và tại sao trẻ không nên cảm thấy xấu hổ.
Hãy để trẻ biết rằng việc chấp nhận lỗi lầm của một người cần có dũng khí.
Cha mẹ làm "gương" cho con
Một khía cạnh quan trọng mà cha mẹ có xu hướng quên đi là họ cần phải làm gương.
Đôi khi trong cuộc sống có thể bạn mắc lỗi hoặc phản ứng không tốt, bạn cần phải xin lỗi. Xin lỗi không phải là một điểm yếu mà là một sức mạnh. Là cha mẹ, bạn phải làm gương vì con cái của bạn học dựa trên những gì bạn làm.
Tuy nhiên nói lời "xin lỗi" chưa hẳn đã là cách thể hiện tốt nhất. Bạn có thể ôm, mời con đi chơi hoặc vẽ tặng con một bức tranh… để xin lỗi.
Điều quan trọng ở đây là để con bạn học cách chịu trách nhiệm về hành động của mình theo một cách nào đó.
Hãy để trẻ tự xin lỗi theo cách riêng
Đôi khi trẻ có thể không muốn xin lỗi vào lúc đó. Trong trường hợp này, tốt hơn là cha mẹ nên cho con có thời gian bình tĩnh và suy nghĩ về những gì chúng đã làm trước khi xin lỗi.
Trẻ cũng có thể xin lỗi theo cách riêng của mình, chẳng hạn ôm, tặng hoa, hoặc thậm chí viết giấy. Điều quan trọng hơn là con phải sẵn sàng nói lời xin lỗi và hiểu được lỗi của mình.
Nói về hậu quả của việc không xin lỗi
Nếu trẻ không chịu nói xin lỗi, cha mẹ cần nói với con về hậu quả mà trẻ phải đối mặt vì hành vi của mình. Bạn có thể nói rằng người bạn của trẻ có thể sẽ không nói chuyện hay chơi cùng con nữa.
Theo Gia Đình & Xã Hội