Điểm tin Công nghệ 15/10: Điện thoại công nghệ 2G sẽ bị 'vô hiệu hóa' vào ngày hôm nay

Xe - Công nghệ - Ngày đăng : 06:00, 15/10/2024

Điện thoại Xiaomi sắp có tính năng phát hiện camera quay lén; Robot hút bụi Ecovacs "làm loạn" ở Mỹ: Người dùng Việt Nam phải cập nhật ngay!
mot-so-loai-dien-thoai-co-the-se-khong-con-cot-song-sau-khi-tat-2g.jpg

- Điện thoại công nghệ 2G sẽ bị 'vô hiệu hóa' vào ngày hôm nay

Sau 1 lần bị lùi thời gian do ảnh hưởng từ bão số 3, kế hoạch sẽ tắt sóng 2G chính thức được thực hiện vào ngày 15/10.

Chỉ còn 1 ngày nữa, những chiếc điện thoại dùng sóng 2G chính thức "hết hạn", sau thời điểm 15/10 những dòng điện thoại này sẽ không thể liên lạc.

Theo Bộ Thông tin & Truyền thông, thời điểm hiện tại cả nước còn 700.000 thuê bao 2G Only đang hoạt động, chiếm dưới 1% tổng số thuê bao hòa mạng.

Số lượng thuê bao 2G Only đang hoạt động của từng nhà mạng như sau: Viettel 360.000, VinaPhone 150.000, MobiFone 47.919, Vietnamobile 17.000, ASIM 5.000, VNSKY vài nghìn, Mobicast 423. Hầu hết các khách hàng này đều sống ở vùng sâu, vùng xa, thường là người cao tuổi, ít có nhu cầu sử dụng dịch vụ.

Mạng truyền sóng 2G là công nghệ di động được phát triển ở Việt Nam từ năm 1993. Trong những năm qua, các lỗ hổng bảo mật của mạng 2G đã và đang bị tội phạm mạng khai thác ngày càng nhiều, đặc biệt là tình trạng phát tán tin nhắn rác và lừa đảo qua tin nhắn.

Không chỉ vậy, 2G cũng là nguyên nhân cản trở việc triển khai những kết nối di động mạnh mẽ hơn như 4G/5G/6G.

- Cảnh báo chiêu trò lừa đảo mới: 'Bắt giữ kỹ thuật số'

Một doanh nhân trong ngành dệt may Ấn Độ đã mất 70 triệu rupee (tương đương 833.000 USD) sau khi bị lừa bởi những kẻ giả danh các nhà điều tra và thậm chí cả chánh án Tòa án Tối cao.

Thụy Sĩ phát triển dự án lắp đặt pin mặt trời có thể tháo dỡ ngay dưới đường sắt / Triển lãm quốc tế điện tử và thiết bị thông minh quy tụ nhiều doanh nghiệp tiên phong

Ông SP Oswal, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành công ty dệt may Vardhman, tiết lộ rằng ông đã trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo mạo danh nhân viên Cục Điều tra Trung ương Ấn Độ (CBI) vào ngày 28/8. Những kẻ này đã gọi điện cáo buộc ông rửa tiền.

Trong hai ngày sau đó, bọn lừa đảo yêu cầu ông Oswal duy trì kết nối Skype 24/7 trên điện thoại, đe dọa sẽ bắt giữ ông. Chúng thậm chí còn tổ chức một phiên tòa giả trực tuyến, sử dụng công nghệ deepfake để mạo danh Chánh án Tòa án Tối cao Ấn Độ DY Chandrachud.

Bị lừa bởi phiên tòa giả, ông Oswal đã chuyển 70 triệu rupee mà không nhận ra mình là nạn nhân của một vụ lừa đảo trực tuyến mới được gọi là "bắt giữ kỹ thuật số".

"Bắt giữ kỹ thuật số" là hình thức lừa đảo trực tuyến mới, trong đó kẻ gian lợi dụng phần mềm hội nghị truyền hình để buộc nạn nhân phải duy trì kết nối video liên tục. Điều này cho phép chúng thao túng và đe dọa, biến nạn nhân thành "con tin" kỹ thuật số.

Loại tấn công mạng này dẫn đến việc nạn nhân tiết lộ thông tin nhạy cảm, dẫn đến mất mát tài chính, đánh cắp danh tính hoặc dữ liệu. Với sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), các kỹ thuật này ngày càng trở nên tinh vi hơn. Những kẻ lừa đảo sử dụng video deepfake và AI để mạo danh giọng nói, giúp chúng dễ dàng lừa nạn nhân.

Một đoạn video deepfake có thể được tạo ra chỉ với vài giây âm thanh của người bị mạo danh. Phần mềm AI chỉ cần từ 10 giây đến một phút để sao chép giọng nói, cách phát âm và cảm xúc của người đó. Điều này khiến các vụ lừa đảo trở nên rất thuyết phục và khó nhận biết.

Sau khi phát hiện bị lừa, ông Oswal đã báo cáo với cảnh sát địa phương. Cảnh sát đã giúp ông thu hồi 630.000 USD, một trong những vụ thu hồi lớn nhất ở Ấn Độ liên quan đến lừa đảo "bắt giữ kỹ thuật số".

- Điện thoại Xiaomi sắp có tính năng phát hiện camera quay lén

Xiaomi sẽ ra mắt bản cập nhật hệ điều hành HyperOS 2.0, dự đoán có nhiều tính năng hữu ích mà nổi bật là phát hiện camera quay lén.

Theo Huawei Central, Xiaomi sẽ ra mắt tính năng phát hiện camera quay lén trên bản cập nhật HyperOS 2.0, bên cạnh các tính năng bảo mật số khác. Theo một video được Xiaomi công bố trên YouTube gần đây, tính năng này được thử nghiệm trên app HyperOS Security, sử dụng chiếc MIX FOLD 4.

Tính năng này dựa trên một số thuật toán thông minh và dịch vụ WLAN giúp phát hiện tín hiệu camera ở một khu vực cụ thể. Ngay khi tính năng phát hiện bất kỳ tín hiệu bất thường nào do camera phát ra, nó sẽ cảnh báo người dùng về điều đó.

Tính năng mới này khá giống với một công cụ trực tuyến có tên là “Ingram”. Không rõ liệu Xiaomi có phát hành tính năng quan trọng này với HyperOS 2.0 cho tất cả các thiết bị hay chỉ giới hạn ở các mẫu máy cao cấp.

1728879287-50-3-1728796780-663-width740height493-1728879287-width740height493.jpg

- Robot hút bụi Ecovacs "làm loạn" ở Mỹ: Người dùng Việt Nam phải cập nhật ngay!

Bản cập nhật phần mềm cho các robot hút bụi của Ecovacs đã được phát hành rộng rãi, kể cả Việt Nam.

Ngày 14/10, Ecovacs Robotics đã phát thông tin cho biết, họ ghi nhận sự cố bảo mật liên quan đến một số mẫu robot hút bụi của hãng. Sự cố khiến thiết bị có thể bị chiếm quyền điều khiển từ xa, gây ra lo ngại cho người dùng.

"Chúng tôi đã chủ động phát triển một giải pháp nhiều bước để giảm thiểu rủi ro liên quan đến lỗ hổng này, và ngăn chặn các nguy cơ có thể xảy ra đối với hệ thống các sản phẩm IoT khác trong gia đình", Ecovacs Robotics cho biết.

Cụ thể, Ecovacs Robotics đã phát hành một bản cập nhật phần mềm để khắc phục lỗ hổng bảo mật cho tất cả các mẫu robot hút bụi mang thương hiệu Ecovacs, ngoại trừ mẫu Deebot X2 đã được cập nhật để phòng ngừa hoàn toàn lỗ hổng bảo mật nói trên từ trước vào tháng 8/2024. Dự kiến, một bản nâng cấp mới sẽ tiếp tục được phát hành vào tháng 11/2024 để xử lý dứt điểm vấn đề này trên Deebot X2.

"Chúng tôi khuyến khích tất cả người dùng nhanh chóng cập nhật phần mềm mới nhất thông qua ứng dụng Ecovacs để đảm bảo thiết bị của mình được bảo vệ tốt nhất", Ecovacs Robotics khuyến cáo.

- Chip của Google đánh bại siêu máy tính nhanh nhất

Các nhà nghiên cứu của Google đã tìm ra cách để chip lượng tử có thể thực hiện phép tính mà siêu máy tính nhanh nhất thế giới phải mất đến 10.000 tỷ năm để giải ra.

Một nhóm kỹ sư, chuyên gia vật lý và lượng tử tại Google Research mới đây đã tìm ra cách để giảm tiếng ồn xuống một mức độ nhất định, tạo tiền đề cho chip lượng tử Sycamore của hãng đánh bại mọi cỗ máy nhanh nhất thế giới.

Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học máy tính đã cố gắng xây dựng một cỗ máy lượng tử thực sự hữu ích. Mục đích của máy tính lượng tử là giải các phép tính mà siêu máy tính cổ điển phải mất hàng trăm, hàng nghìn hoặc thậm chí hàng triệu năm để hoàn thành.

Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn nhất mà các nhà nghiên cứu phải đối mặt là sai số do tiếng ồn môi trường gây ra.

Trong nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu tại Google cuối cùng đã tìm ra lời giải. Cụ thể, chip lượng tử Sycamore sẽ được đặt vào buồng gần như không độ tuyệt đối khi đang chạy.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngay cả những mức giảm nhỏ về tiếng ồn, chẳng hạn như từ tỷ lệ không lỗi từ 99,4% xuống 99,7% cũng dẫn đến những thay đổi đáng kể về hiệu suất.

Bên cạnh đó, trong khi phân tích đầu ra của Sycamore, các nhà khoa học của Google đã phát hiện ra rằng khi chạy ở chế độ có nhiều nhiễu trong khi thực hiện phép tính lấy mẫu mạch ngẫu nhiên (RCS), nó có thể bị đánh bại bởi các siêu máy tính cổ điển.

Tuy nhiên, khi độ nhiễu được hạ xuống một ngưỡng nhất định, phép tính của Sycamore sẽ trở nên đủ phức tạp để việc "sao chép" nó trở nên bất khả thi.

Theo phát hiện được công bố trên Nature, siêu máy tính cổ điển nhanh nhất thế giới sẽ mất 10.000 tỷ năm để theo kịp Sycamore ở trạng thái này.

Việt Báo (Tổng hợp)