Chuyển đổi số ngành tài chính, ngân hàng là nhiệm vụ cấp bách hiện nay
Xe - Công nghệ - Ngày đăng : 20:01, 02/10/2024
Tại Hội thảo Triển lãm về tài chính số trong quản ý ngân sách nhà nước năm 2024, vừa diễn ra tại Hà Nội do Cục Tin học và Thống kê Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Ủy ban Chứng khoán nhà nước đồng tổ chức, các chuyên gia đã tập trung thảo luận xung quanh các vấn đề về chuyển đổi số ngành tài chính ngân hàng, thực trạng cũng như những khó khăn đối với ngành tại Việt Nam thời gian gần đây.
Theo ông Nguyễn Minh Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính – Bộ Tài chính thì chủ đề chuyển đổi số quốc gia năm 2024 là phổ cập hạ tầng số, phổ cập các thành tố nền tảng của chuyển đổi số, đồng thời phát triển các ứng dụng số để tạo động lực mới, phát triển kinh tế và nâng cao năng suất lao động. Chuyển đổi số đang đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung, tạo động lực để tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao động.
Thời gian qua Bộ Tài chính đã ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của ngành bao gồm nghiên cứu, triển khai xây dựng hệ thống điện toán đám mây ngành tài chính, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính, kết nối, tích hợp dữ liệu phục vụ công tác phân tích dự báo, triển khai các giải pháp công nghệ đảm bảo an toàn an ninh mạng… từ đó đã đạt được những thành tựu khá tích cực trong chuyển đổi số ngành thuế, hải quan, kho bạc, chứng khóa, giúp giảm thiểu thủ tục giấy tờ cho người dân.
Ông Nguyễn Minh Ngọc nhấn mạnh “Ngành tài chính đóng vai trò huyết mạch của nền kinh tế, do đó chuyển đổi số trong lĩnh vực của ngành là yêu cầu bắt buộc, là một nhiệm vj cấp bách, quan trngj cần tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả…
Đồng tình với ý kiến của Phó Cục trưởng cục Tin học và Thống kê tài chính, ông Đặng Thành Nhân - chuyên gia cấp cao tư vấn giải pháp kỹ thuật của ManageEngine cũng đặt ra các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số của ngành bao gồm: Làm thế nào để đạt được hiệu quả và hoàn thiện trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng nền tảng cơ sở hạ tầng CNTT thống nhất, phương pháp tiếp cận…
Các chuyên gia tại Hội thảo cũng tập trung xung quanh các giải pháp chuyển đổi số của ngành bao gồm dữ liệu thanh toán hỗ trợ thực hiện chính sách công, nhận biết thói quen chi tiêu và điều kiện kinh tế của người dân. Ông Ravi Iyer – Trưởng Bộ phận tư vấn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Khối giải pháp khu vực công của Visa cũng nhấn mạnh về tiềm năng của dữ liệu thanh toán trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm, nâng cao số hóa các dịch vụ công, cũng như xây dựng các biện pháp chính sách nhắm đến mục tiêu cụ thể. Hiện Visa cũng đang là doanh nghiệp có những đóng góp đáng kể cho việc thúc đẩy du lịch hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và lập kế hoạch cho các thành phố bền vững.