Trần gỗ miền Bắc - Nối tiếp nghề làm mộc truyền thống 35 năm của gia đình‏

Đi chợ 4.0 - Ngày đăng : 11:11, 26/04/2024

Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội khiến cho nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của con người tăng cao, đặc biệt là nhu cầu về trang trí nhà cửa ngày một lan rộng. Thay vì để trần nhà đơn giản, nhiều người lựa chọn làm trần gỗ với những chi tiết khảm, khắc cầu kỳ.

‏ Là đơn vị chuyên thi công, lắp đặt trần gỗ, Trần gỗ miền Bắc không chỉ là một doanh nghiệp mà còn là câu chuyện về sự tiếp nối và phát triển nghề mộc truyền thống.‏

Phát triển nghề mộc truyền thống - Lan tỏa những giá trị văn hóa‏

‏Nghề mộc tại Việt Nam, có truyền thống rất lâu đời, hình thành từ thế kỉ thứ 10 thời nhà Đinh. Với sự sáng tạo và tính thẩm mỹ được đề cao, cho nên để trở thành một nghệ nhân nghề mộc phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài và không phải ai cũng làm được. Trong bối cảnh các làng nghề truyền thống đang dần bị mai một, việc Trần Gỗ Miền Bắc được thành lập không chỉ là một dấu mốc trong lĩnh vực kinh doanh mà còn mang ý nghĩa sâu xa về việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của nghề mộc Việt Nam.‏

image001.png

‏Xuất phát từ làng nghề Mỹ Hà, Lạng Giang, Bắc Giang, nơi mà nghề mộc đã tồn tại suốt hàng chục năm, Trần gỗ miền Bắc đã trở thành cầu nối giúp giữ vững tinh hoa truyền thống, đồng thời lan tỏa những giá trị văn hóa đặc trưng của nghệ thuật chế tác gỗ. Được biết, người thành lập và phát triển thương hiệu Trần gỗ miền Bắc là anh Nguyễn Văn Khánh – chàng trai trẻ 9x kế thừa nghề làm gỗ truyền thống của cha mình – ông Nguyễn Văn Thanh.‏

Thay đổi cái nhìn mới hơn về nghề mộc‏

‏Trần Gỗ Miền Bắc không chỉ tạo ra các sản phẩm trần gỗ chất lượng cao, mà còn giúp bảo tồn những kỹ thuật thủ công tỉ mỉ, khéo léo vốn đã được truyền từ đời này sang đời khác. Trong khi nhiều làng nghề khác đang đứng trước nguy cơ mất đi do thiếu sự quan tâm và đổi mới, Trần Gỗ Miền Bắc đã lựa chọn con đường phát triển bền vững, kết hợp giữa việc giữ gìn những giá trị văn hóa cốt lõi với sự sáng tạo, hiện đại hóa. ‏

image003.jpg

‏Đơn vị không chỉ giữ cho nghề mộc truyền thống không bị mai một mà còn góp phần mang lại sức sống mới, giúp ngành nghề này tiếp tục tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.‏

image005.jpg

‏Việc Trần Gỗ Miền Bắc chú trọng đào tạo đội ngũ thợ trẻ ngay tại làng nghề Mỹ Hà cũng là một động thái quan trọng trong việc duy trì nghề. Thông qua đó, những kỹ năng, kinh nghiệm quý báu từ các thế hệ thợ đi trước được truyền lại, góp phần bảo đảm tính liên tục và phát triển bền vững cho làng nghề. Những người trẻ ở đây không chỉ được tiếp cận với những kiến thức và kỹ thuật truyền thống mà còn được hướng dẫn cách áp dụng công nghệ hiện đại, tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.‏

‏Nối tiếp nghề làm mộc truyền thống 35 năm của gia đình, những người thợ chạm khắc lành nghề từ làng gỗ Mỹ Hà (Lạng Giang, Bắc Giang) đã tạo ra những “bức hoạ” bằng gỗ độc đáo để trang trí cho trần nhà.‏

Nét đẹp cần được lưu truyền‏

‏Đối với từng thành viên, nhân công hay thợ tại Trần Gỗ Miền Bắc, mỗi sản phẩm mộc không chỉ đơn thuần là một công cụ kinh doanh mà còn là di sản văn hóa cần được lưu giữ và phát huy. Những đường nét chạm khắc tinh tế trên từng tấm gỗ thể hiện sự tỉ mỉ, kỳ công của người thợ, cũng như mang theo nét đẹp của hồn Việt. Chính vì vậy, Trần Gỗ Miền Bắc không chỉ tập trung vào việc phát triển doanh nghiệp mà còn chú trọng vào việc đào tạo, duy trì và phát triển nghề mộc cho thế hệ trẻ tại quê hương.‏

‏Trần Gỗ Miền Bắc vì thế không chỉ là một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm gỗ, mà còn là một biểu tượng cho sự gắn kết giữa truyền thống và hiện đại. Những giá trị văn hóa gắn liền với nghề mộc, từ kỹ thuật chế tác đến tinh thần sáng tạo và tỉ mỉ, đã được Trần Gỗ Miền Bắc duy trì và lan tỏa rộng rãi, không chỉ trong nước mà còn ra cả thị trường quốc tế.‏

‏Trần Gỗ Miền Bắc đang không ngừng vươn lên, trở thành một trong những đơn vị thi công trần gỗ hàng đầu tại Việt Nam. Anh Khánh, chủ của Trần Gỗ Miền Bắc tin rằng nét đẹp của nghề mộc truyền thống cần được gìn giữ và tiếp tục phát triển, để trở thành niềm tự hào của cả dân tộc, nối liền quá khứ với tương lai.‏

T/H-HI