Mẹo phân biệt nghệ tây thật và giả
Ăn ngon - Sống khỏe - Ngày đăng : 17:57, 22/09/2024
Ông Akash Agrawal, đồng sáng lập tại chuỗi thực phẩm Zoff, một thương hiệu gia vị hàng đầu tại Ấn Độ - cho biết, nghệ tây là loại gia vị đắt tiền và quý hiếm. Nó còn là một thành phần quý giá được sử dụng làm đồ trang trí cũng như là một thành phần không thể thiếu trong một số món ăn và món tráng miệng được nhiều người săn tìm và ưa chuộng.
Ngoài ra, màu sắc của nó cũng hoạt động như một chất tạo màu thực phẩm tự nhiên. Tuy nhiên, do giá thành đắt đỏ và quý hiếm, nghệ tây thường bị pha trộn với các chất thay thế rẻ hơn.
Ông Akash Agrawal chia sẻ rằng, các loại thương hiệu khác nhau sản xuất gia vị bằng các công cụ và máy móc khác nhau, điều này làm thay đổi hương vị của gia vị và tạo thêm sự nhầm lẫn trong tâm trí người tiêu dùng.
Nếu bạn muốn biết liệu nghệ tây mà bạn mua từ chợ địa phương hay bất cứ địa điểm nào có phải là hàng thật hay không, thì bạn nên nằm lòng một số mẹo nhỏ dưới đây:
Màu sắc: Nghệ tây thật có màu đỏ thẫm hoặc đỏ sẫm. Ông Akash Agrawal khuyên người tiêu dùng tránh xa nghệ tây có màu cam hoặc vàng vì chúng thường là hàng giả.
Hình dạng nhụy: Nhụy nghệ tây thật sẽ dài, giống như sợi chỉ và thon ở một đầu. Nghệ tây giả có thể có hình dạng không đều hoặc nhụy bị gãy, vụn.
Độ bóng: Khi đưa nghệ tây thật ra ngoài ánh sáng, nó sẽ có độ bóng hoặc lấp lánh nhẹ. Tuy nhiên, nghệ tây giả thường không có độ bóng này.
Hương thơm: Hương thơm là yếu tố duy nhất giúp người tiêu dùng quyết định loại gia vị mình mua có mùi tươi hay không. Nghệ tây thật có mùi thơm đặc trưng, có mùi đất và hơi ngọt. Ông Akash Agrawal cho biết: "Nếu người tiêu dùng mua phải loại nghệ tây giả, nó sẽ có mùi khó chịu, mùi thơm không tự nhiên”.
Hương vị: Nghệ tây thật có vị hơi đắng và cay. Tuy nhiên, nghệ tây giả lại có vị nhạt hoặc thậm chí ngọt, đây là tình trạng phổ biến và có thể gây khó cho người tiêu dùng.
Mua từ một thương hiệu gia vị nổi tiếng:Người tiêu dùng luôn được khuyên nên mua nghệ tây từ các thương hiệu gia vị nổi tiếng, chợ nông sản địa phương hoặc các nhà bán lẻ trực tuyến có uy tín và đánh giá tích cực từ khách hàng.
Nhìn chung, người tiêu dùng mua nghệ tây từ các cửa hàng địa phương để tiết kiệm tiền, nhưng họ không biết chất lượng của nó. Việc tiêu thụ nghệ tây pha tạp cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.
Kiểm tra chứng nhận: Tìm kiếm chứng nhận từ các tổ chức nổi tiếng như Hội đồng gia vị Ấn Độ và Cơ quan tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm Ấn Độ (FSSAI) hoặc bất cứ đơn vị nào có chức năm nhiệm vụ liên quan, để đảm bảo tính xác thực về nguồn gốc của thực phẩm.