Cách ăn nho không ảnh hưởng đến đường huyết
Ăn ngon - Sống khỏe - Ngày đăng : 07:40, 08/09/2024
Lượng đường trong máu sẽ thay đổi nếu không ăn nho đúng cách
Nho là loại trái cây chứa nhiều hợp chất có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh tim mạch nhờ các chất chống ôxy hóa cao như axit ellagic, quercetin, resveratrol hay lutein.
Chất resveratrol (hoạt chất có nguồn gốc thực vật hoạt động như một chất chống ôxy hóa) có trong nho giúp tăng độ nhạy của insulin nhờ vậy giúp giảm sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Đối với người bệnh tiểu đường, lượng nho nạp vào cơ thể phải trong phạm vi cho phép nếu không sẽ ảnh hưởng tới lượng đường huyết trong cơ thể. Vì trong 1 quả nho kích cỡ vừa có chứa 0.22g đường glucose. Nếu tiêu thụ khoảng 100g nho, lượng đường tương đương là 3.7g - 7.3g. Do đó, ăn nhiều nho sẽ dẫn đến ảnh hưởng lượng đường huyết của người bệnh tiểu đường.
Thời điểm ăn quả nho tốt cho đường huyết và không ảnh hưởng bệnh tiểu đường
Trước hết cần lựa chọn loại nho có chỉ số đường huyết và carb thấp. Cùng khoảng 100g nho nhưng nho đỏ có chỉ số đường huyết là 45 và lượng carb là 18g. Các chỉ số này ở nho xanh là 45 và 12g, ở nho đen là 59 và 18,7.
Một ngày có thể ăn nhiều nhất 10 quả nho nhưng không nên ăn liên tục trong nhiều ngày. Nếu ăn như vậy thì cần phải điều chỉnh lượng carbohydrate có trong thực phẩm khác của các bữa ăn để đảm bảo lượng carbs nạp vào cơ thể.
Thời điểm ăn nho hợp lý nhất nhất là buổi sáng, khi bụng đói. Lúc này các hoạt chất trong nho sẽ được cơ thể hấp thụ tối đa. Ngoài ra, cũng có thể ăn nho sau bữa ăn chính khoảng 1-2 tiếng để đảm bảo lượng đường trong máu không thay đổi quá nhiều.