Quy trình sản xuất áo thun đồng phục tại Áo Thun Sài Gòn

Thông tin cần biết - Ngày đăng : 12:00, 17/08/2024

Quy trình sản xuất áo thun đồng phục luôn phải là một quy trình khép kín từ khâu chọn vải, thiết kế cho đến khâu sản xuất, kiểm định và đóng gói. Chỉ có như vậy mới có thể tạo ra những chiếc áo thun đồng phục chất lượng cao. Trong bài hôm nay, Áo Thun Sài Gòn sẽ chia sẻ với các quy định sản xuất áo thun đồng phục chi tiết nhất.

Quy trình sản xuất áo thun đồng phục tại Áo Thun Sài Gòn

Bước 1: Duyệt vải và mẫu thiết kế

Một quy trình may áo thun đồng phục sẽ bắt đầu từ khâu lựa chọn vải và dáng áo. Tùy vào mục đích sử dụng và đặc trưng khí hậu của từng mùa làm việc trong năm mà khách hàng sẽ có những quyết định lựa chọn vải may phù hợp.

Chỉ cần khách hàng lựa chọn được vải thiết kế phù hợp thì đơn bị sẽ bắt tay vào quá thiết kế sản phẩm.

Bước 2: Thiết kế rập

Đối với bất cứ quy trình thiết kế sản phẩm may mặc nào thì thiết kế rập luôn là công đoạn quan trọng nhất. Dựa vào chất liệu vải và dáng áo mà khách hàng đã lựa chọn, xưởng may sẽ hình dung sản phẩm áo thun được ghép bởi những bộ phận nào và từ đó thiết kế từng phần chuẩn theo cm. Cuối cùng là xuất ra thành một chất liệu giấy cứng để có thể sử dụng lâu dài cho việc thiết kế nhằm mục đích tiết kiệm thời gian.

Ví dụ với một chiếc áo thun đồng phục cổ tròn sẽ được ghép từ những bộ phận sau: vải thân trước - sau, vải 2 tay, vải viền cổ,... Công việc chính của bước này là tính toán kích thước của từng phần vải để khi lên may các bộ phận sẽ khớp với nhau theo số đo của người đặt hàng. Đây cũng là một trong những công đoạn khó nhất khi thiết kế rập, thường chỉ có những nhân viên có tay nghề cao mới có thể làm đẹp và chuẩn xác.

Bước 3: Lên sơ đồ

Trong bước này sẽ cần phải chú ý đến quá trình thiết kế khổ vải và số lượng đồng phục áo thun đã được đặt. Từ đó nhân viên của Áo Thun Sài Gòn sẽ ước tính và sắp xếp khéo léo các thành phần rập làm sao để trên cùng lớp vải sẽ có đầy đủ các bộ phận theo size. Bước này sẽ giúp nhà xưởng tối ưu được số lượng khổ vải thiết kế.

Bước 4: Trải vải

Tại bước này, nhân viên sẽ tiến hành trải vải ra một mặt phẳng và tiến hành cắt thiết kế rập đã được định sẵn trước đó theo từng size. Thông thường để tiết kiệm thời gian thì các lớp vải sẽ được đặt chồng lên nhau và sử dụng thiết bị cắt chuyên dụng để đạt được độ chính xác cao nhất.

Bước 5: Cắt vải

Như đã nói thì sau khi các lớp vải được chồng lên nhau thì nhân viên sẽ điều khiển may cắt hoặc may dập để đảm bảo độ chính xác. Công nghệ máy cắt có hình dạng giống như một chiếc cưa lưỡi với lưỡi cưa tròn để khi quay có thể cắt được nhiều lớp vải cùng một lúc. Sử dụng công nghệ vào quy trình thiết kế áo thun sẽ giúp tăng tốc độ hoàn thành sản phẩm.

image001.png

Bước 6: In hoặc thêu logo

Sau khi quá trình cắt vải kết thúc thì chúng ta sẽ thu được những bộ phận của một chiếc áo thun đồng phục bao gồm vải thân trước - sau, vải tay áo, vải cổ áo,... Công đoạn tiếp theo sẽ là tiến hành in hoặc thêu logo, tùy vào mẫu thiết kế đã được duyệt trước đó mà Áo Thun Sài Gòn sẽ lấy đúng phần phải để tiến hành công đoạn in thêu logo.

image003.jpg

Tại xưởng may hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in phổ biến như in lụa, in chuyển nhiệt, in nổi, in decal,... Hình in thêu của khách hàng sẽ luôn đảm bảo giống như thiết kế ban đầu, có độ bám vải tốt, không bị bong tróc, hư màu trong quá trình sử dụng.

Bước 7: May ráp thành phẩm

Sau khi các khâu in thêu logo được hoàn tất thì những bộ phận sẽ được đưa lên dây chuyền để ráp thành một chiếc áo thun hoàn chỉnh. Công đoạn này, đội ngũ nhân viên cần đảm bảo được sự tỉ mỉ để sản phẩm cuối cùng luôn đạt được chất lượng. Đường may cần đạt được sự chắc chắn, mọi đường chỉ cần có sự đồng đều,..

Bước 8: Kiểm tra chất lượng và đóng gói

Quá trình lắp ráp đã hoàn tất thì mỗi sản phẩm sẽ được tiến hành kiểm duyệt, đánh giá để đảm bảo sẽ không có bất kỳ lỗi nào xảy ra. Đối với những sản phẩm bị lỗi sẽ được trả về những bước trước đó để tiến hành khắc phục. Nếu như hàng không có bất kỳ lỗi nào thì áo thun sẽ được chuyển qua công đoạn ủi xếp, đóng gói.

image005.jpg

Bước 9: Giao hàng và hậu mãi

Khi những chiếc áo thun đồng phục cuối cùng được hoàn thành khâu đóng gói thì cũng là lúc mà sản phẩm sẽ được Áo Thun Sài Gòn vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Khách hàng nhận được sản phẩm sẽ tiến hành kiểm tra và xác nhận thêm lần cuối về chất lượng sản phẩm. Sau khi quá trình bàn giao sản phẩm kết thúc thì nhà xưởng vẫn sẽ luôn đồng hành cùng với khách hàng để có những tư vấn, hỗ trợ hậu mãi kịp thời.

T/H