Tác dụng phụ của quả ô liu không phải ai cũng biết
Ăn ngon - Sống khỏe - Ngày đăng : 12:29, 13/07/2024
Hàm lượng dinh dưỡng của ô liuTheo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, 100g ô liu chứa các chất dinh dưỡng sau:Nước: 80gNăng lượng: 116kcalProtein: 0,84gChất béo: 10,9g
Carbohydrate: 0,64g
Chất xơ: 1,6g
Canxi: 88mg
Sắt: 6,28mg
Tác dụng phụ của ô liu
Nhà dinh dưỡng Kejal Shah (quản lý bệnh tiểu đường, cân nặng và dinh dưỡng thể thao và là Giám đốc Công ty Nutrivity ở Ấn Độ) cho biết, quả ô liu giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: Giàu chất chống oxy hóa; Có lợi sức khỏe tim mạch; Làm cho xương chắc khỏe hơn; Có thể ngăn ngừa ung thư và làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, các bệnh liên quan đến não; Ngăn ngừa bệnh tiểu đường… nhưng nó vẫn tồn tại một số tác dụng phụ.
Theo bà Kejal Shah, chỉ nên ăn loại quả này ở mức độ vừa phải do hàm lượng natri cao. Đặc biệt, những người bị huyết áp cao nên lưu ý về điều này.
Ngoài ra, ô liu có thể chứa các thành phần kim loại nặng nhỏ và một hợp chất gọi là acrylamide, hiện đang được nghiên cứu về mối liên hệ có thể có với một số loại ung thư nếu tiêu thụ quá nhiều.
Một số người cũng có thể bị dị ứng với ô liu và trong trường hợp này, việc tiêu thụ có thể dẫn đến ngứa, nổi mề đay cũng như khó nuốt và khó thở.
Nên ăn bao nhiêu quả ô liu trong một ngày?
Nhà dinh dưỡng Kejal Shah khẳng định, điều quan trọng là phải hạn chế lượng ô liu nạp vào cơ thể bởi, chúng cũng chứa nhiều chất béo.
“Số lượng khuyến nghị là 16 – 24 quả ô liu cỡ nhỏ đến trung bình mỗi ngày là đủ, và không nên ăn nhiều hơn thế”, bà Kejal Shah nói.
Ngoài ra, bạn có thể ăn ô liu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng thời điểm tốt nhất để ăn ô liu là ngay trước khi đi ngủ. Chúng cũng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.
Ăn quả ô liu đúng cách
Nhà dinh dưỡng Kejal Shah hướng dẫn rằng, có thể dùng ô liu tươi sau khi ngâm trong nước để loại bỏ bớt vị đắng. Bên cạnh đó, ô liu có thể được ướp với nhiều loại thảo mộc, gia vị và các thành phần khác để tăng thêm hương vị cho bất kỳ món ăn nào. Các loại nước ướp phổ biến bao gồm tỏi, chanh, hương thảo và ớt.
Ô liu cũng có thể được nhồi với nhiều loại nguyên liệu khác nhau, chẳng hạn như phô mai, cá cơm hoặc hạnh nhân. Chúng cũng có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như rang, nướng hoặc xào. Chúng là một sự bổ sung tuyệt vời cho salad, mì ống và pizza.