6 bí mật về tháp Eiffel mà nhiều người không biết
Du lịch online - Ngày đăng : 20:16, 12/07/2024
1. Không phù hợp với kiến trúc cổ điển của Paris
Tháp Eiffel được xây dựng bởi (hoặc dưới sự giám sát của) kỹ sư dân dụng người Pháp Gustave Eiffel để tôn vinh Triển lãm Thế giới năm 1889 hay Hội chợ Thế giới. Hội chợ này kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp, trong thời kỳ hiện đại hóa và đổi mới nhanh chóng.
Thiết kế này đã giành chiến thắng trong cuộc thi nhưng khiến cả Paris kinh ngạc.
Công trình khổng lồ này (theo cách gọi của người Paris) không phù hợp với kiến trúc cổ điển của Paris, bất kỳ ai có chút hiểu biết đều muốn đấu tranh để ngăn chặn việc xây dựng nó.
2. Ai là người thực sự thiết kế tháp Eiffel?
Mặc dù được đặt theo tên của Gustave Eiffel, nhưng tháp Eiffel thực sự được thiết kế bởi 2 kỹ sư (Maurice Koechlin và Émile Nouguier) và một kiến trúc sư (Stephen Sauvestre), tất cả đều làm việc cho Eiffel.
Thực tế, khi các kỹ sư lần đầu tiên cho Gustave Eiffel xem bản thiết kế ban đầu của họ, ông thậm chí còn không thích nó và cần phải trải qua nhiều lần chỉnh sửa trước khi ông “bật đèn xanh”.
Thiết kế ban đầu có một cột trụ trung tâm và nằm trên một mái vòm đồ sộ.
3. Việc xây dựng tháp đã phá vỡ mọi kỷ lục về tốc độ
Bản phác thảo ban đầu được vẽ vào năm 1884 và móng đầu tiên được đổ vào năm 1887.
Vào thời điểm đó, công trình này rất hoành tráng và cực kỳ phức tạp, với các bản vẽ được thiết kế chi tiết đến từng milimet để đảm bảo không có sai sót. Giàn giáo được làm bằng gỗ, các cần cẩu nhỏ được nâng lên theo chiều cao của tháp khi nó được xây dựng, điều hơi khó tưởng tượng vào ngày nay.
Các bộ phận của tháp được sản xuất tại Levallois-Perret, một vùng ngoại ô gần Paris, được vận chuyển đến công trường bằng xe ngựa và xe kéo.
Tổng cộng, 18.038 bộ phận được lắp ráp bằng 2,5 triệu đinh tán, dựa trên 1.700 bản vẽ tổng thể và 3.629 bản vẽ chi tiết. Hơn 300 người tham gia vào công việc xây dựng, mọi thứ đều được đảm bảo an toàn nên số người tử vong trong quá trình xây dựng chỉ có 1 người.
Mặc dù việc xây dựng diễn ra với tốc độ kỷ lục (chỉ mất 2 năm, 2 tháng và 5 ngày), nhưng đây là một công việc phức tạp đến mức nhiều người nghĩ rằng nó sẽ không bao giờ được hoàn thành. Nếu có thì nó sẽ đổ sập ngay trong trận gió mạnh đầu tiên và phá hủy vẻ đẹp của Paris.
4. Bị nhiều người coi thường
Ngay khi người dân Paris nhìn thấy bản vẽ, họ đã lên tiếng phản đối.
“Kim tự tháp bằng sắt cao và mỏng dính”, Guy de Maupassant viết.
"Một ống khói nhà máy được xây dựng dở dang", nhà phê bình nghệ thuật người Pháp Joris-Karl Huysmans la hét.
"Cây đèn đường này thực sự bi thảm", nhà Công giáo Léon Bloy gọi như vậy.
Cuối cùng, những tranh cãi về tháp Eiffel lắng xuống sau khi tháp được xây dựng. Đó là một thành công vang dội và chỉ riêng trong Hội chợ Thế giới đã đón tiếp 2 triệu du khách. Ngày nay, ngọn tháp là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhất thế giới.
5. Tháp Eiffel chỉ được cho là tồn tại trong vài năm
Tháp Eiffel được thiết kế để tháo dỡ sau 20 năm, một khi Gustave Eiffel thu hồi được 80% khoản đầu tư của mình và bán đi để lấy phế liệu.
Thay vì chứng kiến kiệt tác của mình bị phá hủy, Eiffel đã lên một kế hoạch liên quan đến khoa học.
Nếu ông có thể chứng minh giá trị khoa học của tháp Eiffel, ông sẽ đảm bảo sự tồn tại của nó. Vì vậy, ông đã xây dựng một ăng-ten trên đỉnh tháp và tiến hành một loạt các thí nghiệm không dây thành công, thu hút sự chú ý của quân đội Pháp.
Khi Thế chiến thứ nhất nổ ra vài năm sau đó, công dụng của tháp Eiffel như một máy thu phát thanh đã được củng cố và trở thành công trình thiết yếu cho việc liên lạc với các tàu bè và chặn tín hiệu của kẻ thù.
Thỉnh thoảng, sự tồn tại của tháp Eiffel lại bị đe dọa.
Vào cuối Thế chiến thứ II, Hitler tức giận vì không giành được chiến thắng đã ra lệnh san bằng Paris và phá hủy tháp Eiffel. May mắn thay, thống đốc quân sự Đức của thành phố Paris vào thời điểm đó, Dietrich von Choltitz, cũng giống như nhiều người khác tin rằng Hitler đã phát điên và phớt lờ mệnh lệnh.
Sau đó, vào những năm 1960, Tổng thống Charles de Gaulle đã có kế hoạch dỡ bỏ tháp Eiffel và gửi nó đến Montreal cho Triển lãm Expo 67. May mắn thay, ban quản lý tháp Eiffel đã từ chối, không tin tưởng chính phủ sẽ đưa nó trở lại.
Đã có rất nhiều bộ phim về sự phá hủy và các mối đe dọa nhắm vào tháp Eiffel, nhưng nó vẫn đứng vững, một biểu tượng của sự táo bạo và công nghệ Pháp, chưa kể đến hơn 120 ăng-ten phát sóng đặt trên đỉnh của nó.
5. Phòng bí mật của tháp Eiffel
Những người Paris từng lên án việc xây dựng tháp Eiffel nay cố gắng muốn thuê căn hộ bí mật trong tháp Eiffel. Thế nhưng, Gustave Eiffel vẫn kiên định, có thể là vẫn còn "giận" vì những lời chế giễu trước đó. Thay vào đó, ông ấy chỉ mời những khách quý do mình lựa chọn, người được nhắc đến nhiều nhất là Thomas Edison, người đã tặng cho Gustave Eiffel một máy ghi âm.
Căn hộ bí mật của tháp Eiffel là một nơi ấm cúng (so với phần còn lại của tháp kim loại hiện đại), có phòng tắm và một vài món đồ, nhưng không có phòng ngủ. Điều này cho thấy, chủ nhân không bao giờ có ý định ở lại đó.
Gustave Eiffel dùng nơi này để tiếp khách, chủ yếu là để chạy các thí nghiệm về thời tiết và khí động học, bởi vì nó nằm ở vị trí lý tưởng trên đỉnh tháp.
6. Những cái tên bí mật được khắc vào tháp
Phía xa bên dưới căn phòng bí mật, có 72 tên của các nhà khoa học, kỹ sư người Pháp tham gia thiết kế tháp được khắc trên kim loại và sơn vàng.
Tên của họ nhắc nhở mọi người về những thiên tài trong quá khứ, và cũng là những cái tên quen thuộc trên các con phố. Ban quản lý tháp Eiffel đã khôi phục lại những cái tên này vào những năm 1980, bề mặt xỉn màu của nó đã được sơn lại bằng vàng.