Nghỉ hè gửi con về quê nhờ bà chăm, 1 tháng sau về đón con mẹ tá hoả không nhận ra con gái xinh ngày nào
Cùng con trưởng thành - Ngày đăng : 20:01, 24/06/2024
Kỳ nghỉ hè kéo dài 3 tháng, lựa chọn của số đông các bậc bố mẹ bận rộn với công việc là gửi con về quê cho ông bà, nhờ ông bà chăm nom. Vì khoảng cách thế hệ nên quan điểm nuôi dạy của ông bà sẽ khác với bố mẹ. Tình huống này đã dẫn đến nhiều kết quả khiến các bậc phụ huynh "dở khóc dở cười", sau khi hoàn thành xong việc cá nhân và về quê đón con nhưng lại không nhận ra đứa trẻ của mình ngày nào dù đã "dụi mắt mấy lần".
Tương tự như trường hợp của bà mẹ trẻ tên A Ly (Trung Quốc), kết thúc kỳ hạn gửi con gái 1 tháng cho ông bà ngoại ở quê chăm sóc, chị A Ly tá hoả khi không còn nhận ra cô con gái đáng yêu của mình ngày đón đứa trẻ lên. Bà mẹ cho biết, con gái năm nay 4 tuổi. Vì nghỉ hè vợ chồng chị đều bận công việc nên đã nhờ ông bà ngoại hỗ trợ trông cháu trong vòng 1 tháng.
Trước đó bé cũng chủ động muốn được về quê chơi với ông bà, nên chị cũng chiều theo ý con. Chị nghĩ đây cũng là lựa chọn tốt nhất, chứ thuê bảo mẫu hay giúp việc thì vợ chồng A Ly lại không yên tâm. Biết ông bà thương cháu, hay cưng cháu nên thỉnh thoảng chị A Ly cũng điện thoại về dặn dò ông bà đủ thứ.
Nào ngờ mọi chuyện lại xảy ra như hôm nay. Lúc về đến quê, chị rất mong ngóng được gặp cô công chúa nhỏ của mình sau bao ngày xa cách. Nhưng đến khi gặp con gái thì chị phải "dụi mắt mấy lần" mới có thể nhận ra. Diện mạo xinh xắn, đáng yêu của con ngày trước đã hoàn toàn thay đổi.
Mới chỉ ở với ông bà 1 tháng thôi mà cô nhóc đã "phát tướng" hơi nhiều, hai má như bánh bao, mắt thì híp lại không thấy đâu. Con gái của chị Ly đã tăng gần 10kg. Hỏi ra mới biết, bà ngoại vì cho rằng trẻ con phải mũm mĩm, trông "có da có thịt" một chút thì mới gọi là dễ thương, phát triển tốt nên đã thúc ép cháu ăn nhiều hơn so với trước đây. Không những thế, ông bà còn chiều cháu, để đứa trẻ thoải thích ăn đồ ăn vặt, bánh kẹo, nước ngọt...
Chính điều này đã tạo nên diện mạo ngày hôm nay của con gái chị Ly. Sau khi biết toàn bộ sự thật, chị Ly lo lắng cho sức khoẻ của con gái nên đã đưa con đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây, bác sĩ kết luận cô bé thừa cân, và có dấu hiệu bị béo phì.
Trên thực tế, có nhiều lý do khiến một số ông bà có suy nghĩ rằng việc cho trẻ ăn nhiều sẽ tốt hơn. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh, ăn quá nhiều có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe liên quan đối với trẻ.
Dưới đây là các bệnh phổ biến liên quan đến việc trẻ ăn quá nhiều:
- Béo phì: Đây là trạng thái mà trẻ tích tụ một lượng mỡ cơ thể quá mức. Ăn quá nhiều thường dẫn đến tiêu thụ năng lượng vượt quá nhu cầu của cơ thể, dẫn đến tăng cân và béo phì. Béo phì ở trẻ có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, vấn đề xương khớp và tác động tiêu cực đến tâm lý và tinh thần của trẻ.
- Tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa: Ăn quá nhiều, đặc biệt là các loại thức ăn nhanh, béo và nhiều đường, có thể gây ra tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Hệ tiêu hóa của trẻ không thể xử lý một lượng lớn thức ăn lớn cùng một lúc, dẫn đến các vấn đề như buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón.
- Rối loạn chuyển hóa: Ăn quá nhiều đường và thức ăn có nhiều calo có thể gây ra rối loạn chuyển hóa, bao gồm khả năng cơ thể không thể điều chỉnh đường huyết một cách hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc tiểu đường và các vấn đề liên quan đến chuyển hóa.
- Vấn đề tâm lý và cảm xúc: Ăn quá nhiều có thể gây ra vấn đề về sự tự tin và hình ảnh cơ thể ở trẻ. Trẻ có thể trở nên tự ti về ngoại hình của mình khi cảm thấy cân nặng và hình dáng của mình quá cỡ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng lo âu, trầm cảm và rối loạn ăn uống như bệnh ăn quá mức hoặc loạn ăn.
- Vấn đề về tim mạch: Ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều chất béo và đường có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch ở trẻ. Mỡ tích tụ trong mạch máu có thể dẫn đến cảnh báo về tăng huyết áp, vấn đề về cholesterol và bệnh mạch vành.
Để đảm bảo sức khỏe tốt cho trẻ, điều quan trọng là bố mẹ cần duy trì một chế độ ăn cân đối, đủ chất dinh dưỡng và tuân thủ nguyên tắc ăn uống lành mạnh.
Bố mẹ cần lưu ý những điểm sau đây trước khi gửi con cho ông bà chăm:
- Thảo luận và thống nhất: Trước khi quyết định gửi con cho ông bà, hãy thảo luận và thống nhất với ông bà về các quy tắc, phương pháp giáo dục, thói quen và yêu cầu đặc biệt của con. Điều này giúp đảm bảo sự nhất quán trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ.
- Chia sẻ thông tin: Cung cấp đầy đủ thông tin về sức khỏe, lịch trình, thói quen ăn uống, giấc ngủ và mọi yêu cầu đặc biệt khác của con. Giải thích cho ông bà về các quy tắc và hướng dẫn cụ thể để ông bà có thể chăm sóc con một cách tốt nhất.
- Chuẩn bị vật dụng và nguồn tài nguyên: Đảm bảo rằng ông bà có đủ vật dụng và nguồn tài nguyên cần thiết để chăm sóc con. Bao gồm thức ăn, đồ chơi, sách truyện, quần áo dự phòng và mọi vật dụng cần thiết khác.
- Hướng dẫn về an toàn: Đảm bảo rằng ông bà hiểu về các nguy hiểm tiềm ẩn, và biện pháp an toàn cần thiết khi chăm sóc con. Hướng dẫn về việc giữ an toàn trong việc ăn uống, ngủ, tắm, chơi và di chuyển.
- Kiểm tra môi trường chăm sóc: Kiểm tra môi trường chăm sóc của ông bà để đảm bảo rằng nó an toàn và phù hợp cho con. Loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn, đảm bảo sự sạch sẽ và sẵn sàng cho việc chăm sóc trẻ.
- Liên lạc thường xuyên: Thỏa thuận với ông bà về việc giữ liên lạc thường xuyên để cập nhật tình hình chăm sóc và trao đổi thông tin về con. Điều này giúp bố mẹ và ông bà cùng nhau hỗ trợ, chăm sóc trẻ tốt nhất. Đồng thời cho trẻ cảm giác an toàn và yên tâm khi luôn có bố mẹ quan tâm.
Theo Người đưa tin