3 loại rau "tắm" thuốc trừ sâu, loại độc đầu bảng nhiều người vẫn vô tư ăn hàng ngày
Gia đình - Ngày đăng : 15:24, 14/06/2024
Mẹo nhận biết để tránh mua rau "tắm" thuốc trừ sâu
- Màu sắc khác thường: Thường loại rau được phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật sẽ có màu xanh hạt hơn so với bình thường.
- Kích thước bất thường: Thường rau có chất kích thích, thuốc trừ sâu nhiều sẽ có kích thước lớn hoặc nhỏ hơn so với bình thường rất rõ rệt.
- Mùi vị lạ: Khi luộc hoặc xào rau lên bạn thấy rau có màu, mùi lạ hay nước có màu lạ thì nên bỏ ngay.
Việc nhận biết rau an toàn là hết sức quan trọng để báo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Những mẹo hay có thể giúp các bà nội trợ phân biệt rau sạch và rau nhiễm hóa chất độc hại. Ảnh minh họa.
Những loại rau dễ "ngậm" hóa chất, cần lưu ý khi mua
Trong thực tế một số loại rau nhiều thuốc sâu hơn các loại khác. Nguyên nhân đầu tiên là các loại rau này lá có sâu bệnh nghiêm trọng hơn. Thứ hai chu kỳ sinh trưởng ngắn, thuốc trừ sâu chưa kịp phân hủy rau đã được đưa đến tay người tiêu dùng.
Dưới đây là những loại rau nhiều thuốc sâu mà do không biết, nhiều người vẫn vô tư ăn hàng ngày. Nếu tổng dư lượng thuốc sâu lớn đi vào cơ thể, có thể gây độc hại khôn lường. Theo đó trước khi nấu bạn cần làm sạch kỹ.
Ảnh minh họa
Rau muống
Khi người dân sử dụng, rau muống nhiễm độc chì sẽ tích tụ vào các tổ chức cơ quan như não, thận, gan, xương, tủy xương, hồng cầu... gây nên nhiều bệnh tật nguy hại đến sức khỏe. Nhiễm độc chì mãn tính có thể dẫn đến một số bệnh như suy nhược thần kinh, mất ngủ, người mệt mỏi, đau đầu, thiếu máu..., thông tin trên Kinh tế & Đô thị.
Chỉ cần quan sát qua hình dáng màu sắc, nhận biết qua cách chế biến... ta dễ dàng nhận biết rau muống có nhiễm chì hay không dễ dàng. Thông thường, bát canh rau muống sau khi luộc nếu vắt chanh vào sẽ chuyển sang màu hanh vàng và hơi trong. Nguyên nhân là do chanh tươi làm chết đi chất diệp lục và làm chuyển màu nước. Còn nếu nước luộc rau muống chuyển sang xanh đen và khi vắt chanh vào nước vẫn không thay đổi màu sắc thì đó là rau muống đã nhiễm chì.
Rau cải
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường phun thuốc trừ sâu, tưới phân đạm cho rau trước khi thu hoạch. Và khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn rất cao do không có đủ thời gian để phân hủy. Đặc biệt, vào mùa hè loại rau này dễ bị dư lượng thuốc trừ sâu vì thời điểm này phải phòng và kiểm soát sâu bệnh. Thời gian sinh trưởng của bắp cải mùa hè lại ngắn, thường không quá 60 ngày.
Với những loại rau cải khi bạn cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.
Giá đỗ
Loại thực phẩm quen thuộc này nếu không biết cách chọn thì dễ nhầm phải loại nhiều hóa chất. Điển hình những cọng giá tròn lẳn, thân trắng phau, ít rễ thường hấp dẫn các bà nội trợ. Thế nhưng, đó có thể là những cọng giá sản xuất sử dụng các loại hóa chất kích thích độc hại. Loại giá đỗ này khi xào sẽ tiết ra thứ nước đục ngầu.
Một số cách loại bỏ ngay thuốc trừ sâu độc hại
- Chần qua với nước nóng: Hầu hết các loại thuốc trừ sâu trên rau quả đều dùng để diệt côn trùng, chất này dễ bị phân hủy khi gặp nhiệt độ cao nên việc dùng nước sôi để tráng rau quả rất hiệu quả trong việc loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một khuyết điểm lớn là nhiều loại rau củ quả sẽ bị héo sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao nên các loại rau lá xanh sẽ thích hợp hơn khi dùng cách này như rau cải bó xôi, rau diếp, rau mùi, cải xoăn, cần tây, bắp cải, ớt, đậu, súp lơ...
Cách thực hiện chung là luộc rau trong nước sôi khoảng 1-3 phút (tùy loại), vớt ra rửa sạch, thuốc trừ sâu trong rau giảm đi rất nhiều.
- Ngâm với nước muối trước khi nấu: Rửa rau quả bằng nước muối gần như là một phương pháp phổ biến. Rửa rau bằng nước muối nhạt 1% - 3% không chỉ loại bỏ được một số loại thuốc trừ sâu mà còn loại bỏ được các loại côn trùng ẩn náu trong các khe kẽ hoặc các đường gân trên mặt sau của lá. Chẳng hạn như cải thảo, bắp cải và các loại rau khác, bạn có thể dùng tay tách các loại rau này thành từng lá trước khi nấu, sau đó ngâm trong nước muối một thời gian.
- Ngâm nước vo gạo: Khi mua rau về nếu muốn loại độc tố bạn nên dùng nước vo gạo để rửa rau vì nước vo gạo có tính axit, thuốc trừ sâu trên rau cũng có tính axit. Nước vo gạo sau khi vo sẽ phân hủy từ từ và hết tác dụng nên có thể giảm bớt các chất độc hại trong rau. Đáng chú ý, nước vo gạo có độ nhớt nhất định và có thể hấp thụ một số thuốc trừ sâu, hóa chất bám trên bề mặt thực phẩm. Hơn nữa, nước vo gạo không chứa các hóa chất khác nên thực sự an toàn hơn khi dùng nước vo gạo để làm sạch rau quả. Rửa trái cây dạng hạt như dâu tây, dâu tằm, nho với nước vo gạo, hiệu quả rất tuyệt vời.
Lưu ý: Khi ngâm rau tốt nhất nên để nó chìm đều dưới nước. Sau đó để bảo đảm an toàn bạn nên, rửa rau nhiều lần bằng nước sạch.
Theo Người đưa tin