Tôi 67 tuổi, đưa tất cả khoản lương hưu 21 triệu đồng/tháng cho con trai, tới khi vào viện thăm bạn ốm tôi tỉnh ngộ, bèn lấy lại thẻ lương: Thái độ của con trai gây sốc!

Gia đình - Ngày đăng : 14:26, 11/06/2024

Bà Bình chia sẻ, khi con trai lập gia đình, bà mua nhà, đưa thẻ lương cho con trai giữ. Một lần, thấy tình cảnh của người bạn ốm nặng mà con cái không muốn chữa trị, nói rằng chi phí chữa trị quá cao, khiến bà thay đổi suy nghĩ. Bà quyết định không để con trai giữ thẻ lương nữa. Sau khi nói quyết định của mình với con trai, thái độ của con trai khiến bà thất vọng.

Câu chuyện đăng tải trên diễn đàn Toutiao (MXH của Trung Quốc) gây chú ý khi chia sẻ câu chuyện của bà Bình:

***

Tôi tên Hảo Lập Bình, tôi 67 tuổi. Hầu hết các bậc cha mẹ trong cuộc sống đều vĩ đại và vị tha, họ có thể đưa mọi thứ cho con mình. Tôi đã từng là một người mẹ như vậy, khi con trai tôi lấy vợ, tôi đã giúp con nhà nhà, trả toàn bộ chi phí cho đám cưới. Thậm chí, sau khi con trai lấy vợ, tôi cũng thường xuyên trợ cấp, thậm chí đưa thẻ lương của mình cho con trai giữ, tiền trong đó con dùng thoải mái.

Tôi luôn nghĩ rằng một người mẹ tốt nên như thế này, phải giúp đỡ con mình nhiều nhất có thể. Mãi đến tháng trước, tôi mới bắt đầu nhận ra có lẽ mình đã làm sai điều gì đó.

Tháng trước, người bạn tốt của tôi Tú Trân đã phải nhập viện. Một số chị em tốt và tôi đã đến bệnh viện thăm bà ấy. Bà ấy sống trong một căn phòng 4 người, ba giường còn lại đều có người thân chăm sóc, chỉ có bạn tôi ở một mình, không có con cái bên cạnh, không có người chăm sóc. Bà ấy trông rất đáng thương.

Tôi hơi khó hiểu. Vợ chồng bà từng kinh doanh nhỏ. Tuy cuộc sống không giàu có nhưng ít nhất họ cũng có đủ ăn đủ mặc, làm sao bây giờ lại không thuê nổi người chăm sóc khi ốm đau?

Ngay khi tôi đang thắc mắc thì bà ấy đã rơi nước mắt. Bà chưa bao giờ nói với chúng tôi về những vấn đề của con của bà trước đây, nhưng lần này trước khi chúng tôi hỏi, bà ấy đã khóc với chúng tôi: "Bây giờ tôi hối hận lắm, biết trước có ngày này, tôi không nên trợ cấp cho hai đứa con của mình.

Khi con gái tôi kết hôn, 100.000 NDT (350 triệu đồng) sính lễ tôi không lấy đồng nào, còn cho thêm 200.000 NDT(khoảng 700 triệu đồng) làm của hồi môn để con gái xuất giá. Gia đình riêng của con gái có khó khăn gì, chúng tôi đều giúp đỡ hết sức, chưa từng để con thiếu thốn.

Đối với con trai tôi cũng tốt như vậy, nhà cưới là chúng tôi mua, khi cháu trai ra đời chúng tôi còn trợ cấp mỗi tháng một khoản tiền sinh hoạt. Tôi hoàn toàn không để lại đường lui cho mình, tích cóp bao năm phần lớn đều tiêu hết cho hai đứa con.

Vì tôi luôn tin rằng khi tôi già, con cái chắc chắn sẽ phụng dưỡng tôi, để tôi có thể hưởng thụ niềm vui gia đình. Nhưng sự thật chứng minh tôi đã sai, vài năm trước chồng tôi qua đời, tôi đã đề nghị đến sống luân phiên ở hai nhà con, nhưng cả hai đều từ chối, khi đó tôi dù buồn nhưng vẫn tự lừa dối mình, nghĩ rằng có lẽ chúng cũng có khó khăn nên không muốn tôi qua.

Nhưng lần này nhập viện tôi không thể tự dối mình nữa, khi biết tôi mắc bệnh nặng, cả hai đều không muốn chữa trị cho tôi, nói rằng chi phí chữa trị quá cao, có thể tốn tiền mà cũng không chữa khỏi, tôi đã sống đến tuổi này rồi, không cần thiết phải lãng phí nhiều tiền như vậy.

Các bà nói xem, làm gì có đứa con nào như vậy? Tôi đối với chúng tốt như thế, nhưng giờ tôi ốm đau chúng không muốn chữa trị, coi như tôi không cứu được nữa, thật sự làm tôi đau lòng.

Nếu ngày trước tôi biết nghĩ cho mình nhiều hơn, để lại ít tiền trong tay, bây giờ ốm đau có tiền chữa bệnh, không phải nhìn sắc mặt con cái. Đáng tiếc tôi hiểu ra quá muộn, các bạn đừng học theo tôi, tiền bạc vẫn nên giữ trong tay, có tiền cuộc sống mới thoải mái…"

Tôi 67 tuổi, đưa tất cả khoản lương hưu 21 triệu đồng/tháng cho con trai, tới khi vào viện thăm bạn ốm tôi tỉnh ngộ, bèn lấy lại thẻ lương: Thái độ của con trai gây sốc!-1
Ảnh minh họa.

Hôm đó, chúng tôi đã trò chuyện rất lâu. Tú Trân và tôi có thể trở thành bạn tốt vì chúng tôi giống nhau về nhiều mặt. Tú Trân thích hỗ trợ các con của bà ấy và tôi cũng vậy.

Chỉ cần con trai nịnh vài lời, tôi sẵn sàng hy sinh tất cả vì con. Nhớ khi con trai mới kết hôn tôi không muốn giúp nhiều nữa, dù sao con đã lập gia đình, hai vợ chồng lương đều không thấp, hoàn toàn có thể tự lo liệu. Nhưng con trai thường kêu không đủ tiền tiêu, nhất là khi cháu trai ra đời, con càng thường xuyên đến nhà tôi tỏ ra đáng thương.

Tôi dễ bị thuyết phục, thế là con trai lấy được thẻ lương của tôi, còn tôi sau khi không có lương hưu, phải ra chợ bán hàng, tuy không kiếm được nhiều nhưng đủ trang trải cuộc sống của tôi.

Thỉnh thoảng tôi cũng thấy đưa thẻ lương cho con trai không thỏa đáng, nhưng mỗi lần con trai nói vài câu ngọt ngào, tôi đều bị nịnh nọt đến quên cả trời đất. Thậm chí tiền bán hàng nếu còn dư, tôi cũng hay cho con trai tiêu.

Nhưng sau khi nhìn thấy số phận của Tú Trân, tôi như bừng tỉnh, đồng thời tôi cũng rất sợ sau này mình sẽ gặp phải tình huống tương tự. Con trai tôi thường nịnh nọt làm tôi vui, nhưng chỉ là nói miệng, cpm chưa từng mua quà hay đưa tiền cho tôi, luôn coi sự hy sinh của tôi là điều đương nhiên, con luôn nghĩ tiền của tôi là của con, đưa sớm không sao.

Bây giờ tôi đã 67 tuổi nhưng tôi chỉ có hơn 10.000 NDT (khoảng 35 triệu đồng) tiền tiết kiệm. Nếu tôi thực sự gặp khó khăn, liệu con trai tôi có thực sự sẵn sàng chi trả cho việc điều trị của tôi không? Tôi không chắc chắn, thậm chí tôi còn mơ hồ cảm thấy con trai tôi sẽ thờ ơ với sự sống chết của tôi giống như con trai của Tú Trân.

Vì thế hôm đó về nhà, tôi đi làm lại thẻ lương mới, sau này tiền lương hưu của tôi không cho con trai nữa. Hôm qua là ngày mùng 10, ngày tôi nhận lương hưu hàng tháng. Con trai buổi chiều đi lấy tiền mới phát hiện thẻ lương đã không dùng được, nó liền gọi điện cho tôi.

Cuộc gọi vừa kết nối, con trai đã hỏi: "Mẹ ơi, tại sao thẻ lương của mẹ lại hết hiệu lực? Mẹ tự mình xin thẻ mới phải không?".

Tôi thẳng thắn trả lời: “Đúng vậy, người ta nói 30 tuổi lập thân, kết hôn rồi thì phải gánh vác gia đình riêng. Trước đây mẹ luôn thương con, không nỡ để con vất vả, nên tiêu hết tiền vào con. Nhưng giờ con đã 40 tuổi, mẹ cũng nên rút lui hoàn toàn khỏi cuộc sống của con, sau này lương hưu mẹ để lại tiêu cho mình, con tự lo cuộc sống, không thể dựa vào mẹ nữa”.

Con trai trả lời: “Mẹ, bây giờ áp lực cuộc sống của con vẫn lớn, lương hưu mỗi tháng 6000 NDT (khoảng 21 triệu đồng) của mẹ, mẹ cũng không tiêu hết, không thể trợ cấp cho con một ít sao? Mẹ làm vậy tuyệt tình quá, vợ con chắc chắn sẽ có ý kiến, sau này có lẽ không muốn chăm sóc mẹ, mẹ phải nghĩ kỹ”.

Tôi không ngờ con trai lại dùng việc chăm sóc tuổi già để uy hiếp tôi, tôi thật sự sốc và thất vọng. Điều này cũng cho tôi hiểu rõ con trai không đáng tin cậy, hiện giờ con đã có thể uy hiếp như vậy, sau này nếu tôi thực sự có bệnh, có khả năng vợ chồng con sẽ bỏ rơi tôi, nên không trợ cấp nữa là quyết định đúng.

Vì thế tôi không tiếp tục tranh cãi với con trai nữa mà bình tĩnh cúp điện thoại. Bây giờ tôi đã 67 tuổi và có sức khỏe khá tốt, tôi có thể kiếm được một ít tiền bằng cách bán hàng hàng tháng, tôi có thể tiết kiệm thêm một ít tiền hưu trí cho bản thân. Khi thực sự không thể chăm sóc bản thân được nữa, tôi sẽ bán nhà và tìm cho mình một viện dưỡng lão tốt hơn để có thể tự chăm sóc mình.

Theo Người đưa tin