Ngày 23/3 năm xưa: 'Ngày khí tượng thế giới' ra đời
Dòng chảy - Ngày đăng : 06:00, 23/03/2024
Công ước này thể hiện sự đóng góp thiết yếu của các Cơ quan Khí tượng Thủy văn quốc gia đối với sự an toàn và thịnh vượng của xã hội. Mục tiêu phát triển Bền vững số 13 “Thực hiện hành động khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của biến đổi khí hậu” được Liên Hợp Quốc thông qua và cam kết rằng mục tiêu này là nền tảng hỗ trợ việc thực hiện tất cả các mục tiêu phát triển bền vững khác.
Được thành lập năm 1950, WMO đã trở thành một tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc về khí tượng (thời tiết và khí hậu, thủy văn vận hành và các khoa học địa vật lý liên quan. WMO hiện có 189 quốc gia thành viên.
WMO có trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ và là một thành viên của Nhóm Phát triển Liên Hợp Quốc. Chủ tịch đương nhiệm là Gerhard Adrian được bầu bởi Đại hội WMO năm 2019. Tổng thư ký là Petteri Taalas.
Ngày Khí tượng thế giới 2024 được Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) phát động với chủ đề “At the frontline of climate action” - “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.
WMO khởi xướng những nỗ lực dự báo, cảnh báo sớm và chủ động hành động vì khí hậu là vấn đề toàn cầu nhằm tăng cường khả năng phục hồi và ứng phó rủi ro thiên tai, đẩy mạnh giảm phát thải khí nhà kính góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu.
Tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 vừa qua, Việt Nam đã công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).
Bằng những cam kết hành động mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng tái tạo, đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0”