Bật mí về siêu thực phẩm giàu vitamin C hơn cả cam

Sức khỏe - Ngày đăng : 06:40, 17/03/2024

Ớt chuông (Capsicum annuum) là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin A và chất xơ. Loại ớt này cũng có đặc tính chống oxy hóa giúp bảo vệ hoặc chống lại một số bệnh về tim mạch, thậm chí là ung thư.
Ớt chuông đỏ, vàng và xanh thái lát

Ớt chuông có nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào độ chín. Người sử dụng có thể chọn từ những quả xanh cho đến những  màu vàng, cam, tím hoặc khi đỏ làchín nhất.

Thuộc họ cà dược, việc chứa ít calo, giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa khác khiến cho loại ớt này thành sự lựa chọn hàng đầu cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, màu nào của ớt chuông cũng đều tốt cho sức khỏe, ở những khía cạnh khác nhau.

Tuy nhiên, ớt chuông đỏ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và dinh dưỡng thực vật cao hơn vì chúng được thu hoạch vào giai đoạn chín nhất, cho hàm lượng vitamin C cao nhất.

Giống như tất cả các loại rau, ớt chuông tự nhiên có chứa một lượng đường nhỏ. Ớt đỏ ngọt hơn, trong khi ớt xanh có thể có vị đắng.

Bell Peppers 101: Nutrition Facts and Health Benefits

Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), nửa cốc ớt chuông đỏ cung cấp đến 95 miligam (mg) vitamin C, chiếm 106% khẩu phần ăn hàng ngày được khuyến nghị cho người lớn và trẻ em từ 4 tuổi trở lên.

Đây là một trong những chất chống oxy hóa nổi bật nhất, giúp hỗ trợ sản xuất collagen trong cơ thể, cần thiết để chữa lành vết thương và hình thành mô liên kết cho xương, da và tóc khỏe mạnh.

Chất này cũng giúp chuyển hóa protein, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tăng cường hấp thu sắt non-heme (có trong thực vật). Đồng thời, làm tăng khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, trung hòa các gốc tự do và giảm nguy cơ ung thư và các bệnh khác liên quan đến stress oxy hóa tiêu thụ ớt chuông đỏ đầy đủ còn giúp ngăn ngừa các tình trạng xảy ra do thiếu vitamin C, chẳng hạn như bệnh scorbut.

Bell Pepper Nutrition, Health Benefits and How to Select - Dr. Axe

Bên cạnh vitamin C, ớt chuông đỏ còn được biết đến là có nhiều các loại vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa khác. Theo NIH, nửa cốc ớt đỏ sống cung cấp 117 microgam (mcg) hoạt tính retinol hay còn gọi là vitamin A, chiếm 13% khẩu phần ăn được khuyến nghị.

Dạng vitamin A có trong ớt cam và đỏ được gọi là beta carotene, chất này được cơ thể chuyển đổi thành dạng hoạt động của vitamin A có vai trò thiết yếu trong việc tăng cường thị lực, ngăn ngừa chứng quáng gà và nhìn rõ hơn vào ban đêm.

Các vitamin và khoáng chất khác cũng đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Chẳng hạn, vitamin B6 hỗ trợ hệ thần kinh trung ương và quá trình trao đổi chất, v vitamin B9 giúp chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng và rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển tế bào bình thường.

Vitamin E hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giữ cho mạch máu khỏe mạnh, chất xơ thúc đẩy sức khỏe đường ruột và tim mạch bằng cách hỗ trợ nhu động ruột thường xuyên và giảm mức cholesterol lipoprotein mật độ thấp.

Bell Peppers 101: Nutrition Facts and Health Benefits

Chưa hết, ớt chuông là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa bao gồm cả flavonoid, giúp bảo vệ chống lại tổn thương oxy hóa trong cơ thể. Một số chất chống oxy hóa có trong loại ớt này có thể kể đến như: quercetin, luteolin, capsaicinoid, vitamin C, beta carotene, lycopen,...

Các hợp chất này giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào oxy hóa, có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh như: ung thư, tiểu đường, đục thủy tinh thể, bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson.

Các flavonoid trong ớt cũng giúp bảo vệ tế bào não bằng cách giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa các chất béo thiết yếu trong các tế bào đó. Zeaxanthin và lutein là những carotenoid trong ớt có thể giúp bảo vệ sức khỏe của mắt. Một nghiên cứu vào năm 2020 cho thấy ớt chuông màu cam có hàm lượng zeaxanthin cao, và màu vàng chứa hàm lượng lutein cao.

Ngoài ra, theo Tổ chức Viêm khớp, ớt chuông có thể giúp giảm nguy cơ phát triển một số loại viêm khớp và các tình trạng viêm nhiễm khác. Điều này là nhờ hai yếu tố: beta-cryptoxanthin và hàm lượng vitamin C cao. Beta-cryptoxanthin là một vitamin A có nhiều trong ớt đỏ và cam. Tiêu thụ nó có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp của một người .

An Thanh (T/H MXH)