Ngày 15/3 năm xưa: Cô bé 16 tuổi Greta Thunberg khởi xướng cuộc tuần hành về môi trường lớn nhất thế giới

Dòng chảy - Ngày đăng : 06:00, 15/03/2024

Ngày 15/3/2019, hơn 1,5 triệu sinh viên, học sinh ở 123 quốc gia đã đã hưởng ứng “Ngày thứ Sáu vì tương lai” (Fridays for Future) bằng cách xuống đường tuần hành chống biến đổi khí hậu trên khắp thế giới, do nhà hoạt động môi trường Thụy Điển Greta Thunberg khởi xướng.
tausende-schueler-demonstrieren-fuer-klimaschutz_big_teaser_article.jpg
Đến nay không ít người thắc mắc vì sao một cô bé 16 tuổi lại khởi xướng được cuộc tuần hành lớn nhất thế giới về môi trường

Thời điểm đó, đây là cuộc tuần hành có lượng người tham gia đông nhất và lạ lùng hơn, người khởi xướng khi đó chỉ…16 tuổi.

Câu hỏi là vì sao một cô bé mới 16 tuổi lại có thể khởi xướng một phong trào tạo ra sức lan tỏa lớn và ‘truyền cảm hứng’ đến đông đảo bạn bè đồng niên trên khắp thế giới đến như vậy?

4a54cac5-44ec-44d8-bcc5-785582e873ae.jpg
Greta Thunberg là người hùng, thủ lĩnh, người truyền cảm hứng nhưng cũng bị tấn công là kẻ vĩ cuồng, ảo tưởng

Cô bé ‘siêu năng lực’

Greta Thunberg sinh năm 2003 tại Stockholm, Thụy Điển có mẹ là một ca sĩ opera và bố là một diễn viên. Greta được chẩn đoán mắc hội chứng Asperger, một kiểu rối loạn phổ tự kỷ (ASD), đặc trưng bởi những bất thường trong tương tác xã hội.

greta-thunberg-climate-strike-berlin-germany-march-2019_11zon.jpg
Greta Thunberg trong một sự kiện môi trường tại Thụy Điển năm 2018

Điều khác lạ là những người như Greta không mất năng lực mà ngược lại thông minh và sự phát triển ngôn ngữ bình thường. Nói văn hoa là một dạng ‘siêu năng lực’. Những người mắc hội chứng Asperger có xu hướng tập trung sâu, ý chí quyết liệt với một ý tưởng hoặc mối quan tâm nào đó. Với Greta Thunberg, đó là biến đổi khí hậu.

191210-greta-thunberg-time-cs-746a_11zon.jpg
Greta Thunberg là nhân vật của năm 2018 do TIME chọn lựa

Lần đầu tiên cô biết đến vấn đề này là năm lên 8 tuổi, và trong vòng vài năm, những quan sát và trăn trở về vận mạng hành tinh đã thay đổi hẳn thói quen của một đứa trẻ. Greta trở thành người ăn chay trường, từ chối di chuyển bằng máy bay. Bởi cả gia súc và máy bay đều thải ra một lượng lớn khí độc hại góp phần vào sự nóng lên toàn cầu.

Greta Thunberg còn thử thách bố mẹ hạ lượng khí thải carbon của gia đình và những tác động xấu lên môi trường. Cả hai đã ủng hộ con gái nhiệt tình bằng cách thay đổi lối sống với niềm tin rằng con mình có thể làm nên sự khác biệt.

Để tạo ra tác động lớn hơn, Thunberg đã cố gắng thúc đẩy các nhà lập pháp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Trong gần ba tuần trước cuộc bầu cử Thụy Điển vào tháng 9 năm 2018, cô đã nghỉ học để ngồi bên ngoài tòa nhà Quốc hội biểu tình bằng một tấm biển ghi “Skolstrejk för Klimatet” (trường học đình công vì khí hậu).

gettyimages-1129360693_11zon.jpg
Greta Thunberg những ngày đơn độc biểu tình trước tòa nhà Quốc hội Thụy Điển

Mặc dù chỉ có một mình, nhưng mỗi ngày lại thêm nhiều người tham gia cùng và câu chuyện của cô đã thu hút được sự chú ý của dư luận quốc tế. Sau cuộc bầu cử, Thunberg trở lại trường học nhưng vẫn tiếp tục trốn học vào các ngày thứ Sáu để đình công. Phong trào “Fridays for Future” ra đời từ những đốm lửa nhỏ bé gom lại như vậy.

dz1yc4lwsaag8dk.jpg
Ảnh hưởng của 'Fridays for Future' đến với Uganda xa xôi

Hành động của cô đã truyền cảm hứng cho hàng trăm nghìn sinh viên trên khắp thế giới tham gia, vì tương lai chính mình. Từ Thụy Điển, các cuộc đình công đã được tổ chức ở các quốc gia như Bỉ, Canada, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Phần Lan, Đan Mạch, Pháp và Hà Lan.

Người truyền cảm hứng, thủ lĩnh và ‘con nhóc’, ‘kẻ vĩ cuồng’

Thunberg đã nhận được rất nhiều lời mời đến nói chuyện về biến đổi khí hậu. Bà đã có bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ và tại Nghị viện Châu Âu cũng như trước các cơ quan lập pháp của Ý, Pháp, Anh và Mỹ.

Tháng 12/ 2018, tạp chí Time đã chọn Greta Thunberg là nhân vật của năm trên trang bìa và bầu là một trong 25 thanh thiếu niên có ảnh hưởng nhất thế giới.

greta-2020.jpg
Greta Thunberg diễn thuyết trong một sự kiện môi trường tại Đức năm 2020

Tháng 9/2019, Greta Thunberg đến New York tham gia một sự kiện về khí hậu do Liên hợp quốc tổ chức bằng một chiếc duy thuyền không khí thải và tạo ra sức hút đặc biệt trong bài diễn thuyết: “Bạn đã đánh cắp những giấc mơ và tuổi thơ của tôi bằng những lời nói trống rỗng …Chúng ta như thể đang bắt đầu một cuộc diệt vong hàng loạt. Nhưng tất cả những gì bạn có thể nói đến, chỉ là là tiền, và những câu chuyện cổ tích về sự tăng trưởng kinh tế vĩnh cửu.

thumb_660_b1a0886c-ce1a-4f9e-9797-911181a7e651.jpeg
Khẩu hiệu của Greta Thunberg đã truyền cảm hứng cho hàng triệu học sinh trên khắp thế giới

Thông điệp mà Greta Thunberg thường xuyên nhắc đến trong các bài phát biểu của mình là “Hãy lắng nghe các nhà khoa học”, không cần các giải thưởng, chỉ cần hành động… Và như có phép mầu, sau những nỗ lực không ngừng nghỉ của cô bé, ngày 20/9/2019, hơn 4 triệu người đã tham gia các cuộc tuần hành vì khí hậu tại 161 quốc gia trên thế giới, biến đây thành cuộc biểu tình chống biến đổi khí hậu lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

65576192531ac2845a254299_youtube_11zon.jpg
Greta Thunberg diễn thuyết tại Ba Lan năm 2018

Tư tưởng của Greta Thunberg đã thay đổi quan điểm và hành vi của nhiều người về biến đổi khí hậu, tạo ra ‘hiệu ứng Greta’. Nhưng là một thủ lĩnh, lại quá trẻ, cô bé chắc chắn không tránh khỏi những cuộc tấn công và gièm pha. Năm đó, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã gọi Greta là “con nhóc”. Không ít chính trị gia, doanh nhân cười cợt cô bé bằng bình luận: ‘kẻ tâm thần’, ‘đứa bé này đang truyền bệnh vĩ cuồng cho đám trẻ ra đường phá đám rồi lại về nhà xin bố mẹ 5 bảng mua kẹo’.

cjomonq5hai6zpvigchkcnczj4.jpg

Ngoài công việc vì môi trường, Thunberg còn được ghi nhận là người đã nâng cao nhận thức về Asperger và truyền cảm hứng cho những người mắc chứng rối loạn này. Trên trang Twitter cá nhân, Greta từng viết: “Tôi mắc chứng Asperger và điều đó có nghĩa là đôi khi tôi hơi khác so với chuẩn mực. Và—trong những hoàn cảnh thích hợp—sự khác biệt chính là một siêu năng lực”.

Tổng hợp