Mẹ chồng lên chăm cháu và con dâu ở cữ rồi đòi trả tiền công bằng căn nhà
Gia đình - Ngày đăng : 08:14, 13/03/2024
Câu chuyện được một nàng dâu chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc khiến dư luận chú ý.
"Khi bố mẹ mua cho tôi một căn nhà, họ đã đặt vào đó một ý nghĩa là dù có chuyện gì xảy ra, đó là nơi ẩn náu của tôi, là nhà của chính tôi. Bất cứ lúc nào, chỉ cần có một mái nhà để về, không có gì làm tôi sợ hãi được.
Tôi hiểu tâm ý của bố mẹ. Tôi hiểu rõ rằng dù lấy chồng hay không thì mình cũng phải có nhà riêng, để không bao giờ phải chịu cảnh không nhà, không phụ thuộc vào người khác.
Khi tôi lấy chồng, ngôi nhà này trở thành của hồi môn. Tôi luôn tâm niệm, nếu hôn nhân của tôi hạnh phúc, ngôi nhà này sẽ để lại cho các con tôi. Nếu tôi lấy chồng mà bất hạnh thì ngôi nhà là nơi ẩn náu của riêng mình.
Chồng tôi thường nói đùa rằng tôi coi trọng ngôi nhà hơn anh ấy, nhưng tôi mặc kệ. Anh ấy cần hiểu rằng đó là hai chuyện tách bạch nhau. Tôi đối xử rất tốt với chồng, chăm sóc anh ấy rất chu đáo, nhưng nhà của tôi là nhà của tôi. Anh ấy tôn trọng điều đó. Tôi đã nghĩ gia đình chồng cũng sẽ tôn trọng quan điểm của tôi như chồng tôi đã làm, nhưng không. Sau khi tôi sinh con, mẹ chồng bắt đầu đánh tiếng nói đến chuyện ngôi nhà, theo bà là đang có điểm chưa hợp lý.
Đầu tiên bà tình nguyện đến chăm tôi ở cữ và chăm cháu. Tôi cứ ngỡ mình đã gặp được một người mẹ chồng tốt. Nhưng không lâu sau, mẹ bắt đầu rào đón điều kiện: "Bố mẹ không có nghĩa vụ phải trông cháu. Vì mẹ đã giúp trông cháu, con nên đưa phần hồi môn của con cho mẹ, như vậy mẹ mới thấy công bằng và sự giúp đỡ của mẹ còn có ý nghĩa".
Tôi hỏi lại bà ngay: "Nói như mẹ thì, mẹ chồng giúp trông cháu là đòi con dâu nhà ạ? Lỡ con dâu không có nhà thì sao? Ép cô ấy mua nhà mới cho mẹ chồng hay sao ạ?".
Mẹ chồng tôi bắt đầu vào câu chuyện: "Con dâu không có nhà, mẹ chồng đương nhiên không đòi hỏi. Nhưng trong nhà này, con lại có nhà nên không thể xem như là không có. Ngay cả khi mẹ không giúp con chăm sóc cháu, mẹ vẫn là mẹ chồng con và của hồi môn của con vẫn phải đưa cho mẹ. Từ ngày con bước chân vào nhà chồng thì ngôi nhà đấy không còn là của riêng con rồi".
Có lý nào lại như thế? Mẹ chồng đang muốn thôn tính tài sản của tôi nhưng tôi lại không muốn để cho bà được toại nguyện. Tôi bảo tôi có thể đưa tiền cho bà nhưng không bao giờ đưa nhà: "Nếu mẹ cứ nhất định nghĩ đến nhà của con thì con thà ly hôn. Mẹ trông cháu cho con, con trả mẹ tiền nếu mẹ muốn thù lao tương ứng. Còn ngôi nhà chắc chắn là không được, đó là nơi dung thân nửa đời người của con, và nó có ý nghĩa rất lớn đối với con".
Tất nhiên mẹ chồng lập tức vin vào đó nói tôi là con dâu mất dạy, coi mẹ chồng như osin, đòi trả công cho mẹ chồng tương xứng. Bà cũng nói rằng bà không có nghĩa vụ trông con cho tôi nên đã vậy thì tôi tự lo đi.
Tôi không muốn cãi nhau với bà nên lập tức để bà đi. Sau đó tôi gọi cho mẹ tôi.
Mẹ tôi định giải quyết chuyện với bà thông gia nhưng tôi ngăn lại: "Con hiểu tâm ý của mẹ chồng rồi, không cần phải cãi nhau thêm, có gay gắt cỡ nào cũng không thay đổi được bản chất con người. Sau này ra sao sẽ tùy cách chồng con đối xử với con. Nếu anh ấy tốt thì con sẽ tốt lại. Còn anh ấy tồi tệ, con sẽ ly hôn".
Tính tôi từng rất nóng nảy. Nếu ai làm tôi không vui, tôi sẽ chiến đấu đến cùng, cho đến khi họ cầu xin và thừa nhận thất bại. Nhưng sau khi có con, tôi đã thay đổi, và may mắn thay, tôi không trở thành người mà tôi ghét.
Tôi nghĩ mình đã trưởng thành hơn. Tôi không thể trút giận lên chồng chỉ vì mẹ chồng đối xử tệ với mình. Chỉ cần anh ấy tiếp tục đối xử tốt với tôi thì tôi có thể đối xử khác với mẹ của anh ấy. Tôi nghĩ không nên nhầm lẫn giữa quan hệ vợ chồng và quan hệ mẹ chồng - con dâu. Điều tôi nên chú trọng là tình cảm vợ chồng".
Nhiều người dùng mạng xã hội sau khi nghe xong câu chuyện của nàng dâu cho rằng nếu bạn cũng rơi vào hoàn cảnh này, cách xử lý của cô ấy cũng đáng để bạn tham khảo.
Cách bạn lập ranh giới với mẹ chồng
Thể hiện cảm xúc từ sớm
Khi có con, mẹ chồng muốn đến thăm nhà bạn thường xuyên hơn là điều đương nhiên. Tuy nhiên, điều này có thể không lý tưởng cho bạn và bạn sẽ phải nói chuyện với mẹ chồng về cảm xúc của mình.
Sẽ là tốt nhất nếu hai người bắt đầu cuộc trò chuyện, và bạn giải thích cho mẹ chồng lý do tại sao không thể đến thăm mỗi ngày hoặc bất cứ khi nào mẹ muốn. Bạn cũng có thể cho mẹ chồng mình biết rằng hành vi của bạn có thể hơi hung hăng khi bạn mệt mỏi, vì vậy mong mẹ sẽ không nên đánh giá vì điều đó.
Chia việc cho chồng
Đúng là đàn ông không phải lúc nào cũng dành thời gian cho gia đình và chuẩn bị kỹ càng khi có con. Trong nhiều trường hợp, ông chồng có thể sẽ nhận được gợi ý từ mẹ và để những điều ấy cho vợ làm. Tuy nhiên, những gì mẹ chồng nói có thể hoàn toàn khác với những gì người vợ nghĩ.
Để tránh xung đột về suy nghĩ, tốt nhất là cả hai bên nên biết chính xác những gì vợ chồng làm liên quan đến ngôi nhà và con cái của mình. Bằng cách này, việc thiết lập ranh giới chung cho vợ chồng dễ dàng hơn mà không tạo ra bất kỳ hiểu lầm và cảm giác khó chịu nào.
Đừng cạnh tranh với mẹ chồng
Các bà mẹ nghĩ rằng họ hiểu và yêu con mình hơn bất kỳ ai trên thế giới này. Đó là lý do tại sao họ thường phản đối vợ của con trai mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận để không rơi vào cái bẫy đó và bắt đầu cạnh tranh với mẹ chồng. Thay vào đó, bạn nên giải quyết vấn đề khi nó xuất hiện, và cho biết một cách bình tĩnh rằng bạn làm cho mẹ chồng tránh xa con trai của bà ấy.
Sẽ tốt hơn nữa nếu bạn khuyến khích chồng bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho bố mẹ chồng. Điều đó sẽ khiến mẹ anh ấy yên tâm hơn rằng mối quan hệ của họ sẽ không phai nhạt.
Tạo lịch trình gặp hoặc gọi điện thường xuyên
Nếu mẹ chồng muốn đến thăm nhà bạn hàng ngày, hoặc vào những thời điểm ngẫu nhiên, bạn nên nói chuyện với mẹ. Cả hai nên đồng ý về một lịch trình và cho chồng của bạn biết về nó.
Đó có thể là một chuyến thăm nhà bố mẹ vào mỗi Chủ nhật hoặc có vài cuộc gọi điện video trong tuần. Dù bạn quyết định thế nào, bạn cũng nên nói với mẹ chồng một cách khéo léo và mong mẹ làm theo.
Đừng ngại từ chối
Nếu lịch trình giữa hai bên chưa được đặt sẵn, có thể mẹ chồng sẽ gọi cho bạn bất cứ khi nào bà ấy muốn, hỏi bạn xem bà ấy có thể qua được không. Và với nỗ lực làm hài lòng mẹ chồng và để không tạo ấn tượng xấu, bạn nói "có" mặc dù đó là điều cuối cùng bạn muốn làm.
Tuy nhiên, bạn nên biết rằng bạn có thể nói "không" với mẹ, giải thích lý do và có thể hẹn một ngày và giờ khác để đến thăm. Có thể hiểu rằng bà ấy có nhu cầu gặp cháu của mình, nhưng bạn cũng cần được ở một mình và tận hưởng sự bình yên.
Trị liệu gia đình
Nếu những điều trên không có tác dụng và mẹ chồng của bạn vẫn xông vào cuộc sống của bạn bất cứ khi nào bà ấy muốn, bạn nên xem xét liệu pháp nhóm. Bạn cũng có thể để chồng mình làm điều đó. Người đàn ông là người hiểu rõ hơn ai hết cách nói chuyện với mẹ mình và lời nói của anh ấy cũng sẽ dễ dàng được tôn trọng hơn lời nói của bạn.
Theo GĐ&XH