Nghiên cứu Harvard: Não trẻ có 3 cơ hội để thông minh hơn, cha mẹ bỏ lỡ sẽ phải hối hận
Cùng con trưởng thành - Ngày đăng : 08:26, 23/02/2024
Nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra, sự phát triển trí não và khả năng tập trung của trẻ có mối liên hệ với nhau. Sự tập trung của trẻ là nền tảng cho việc học tập.
Vậy làm thế nào để nắm bắt được thời kỳ vàng phát triển trí não của trẻ và nuôi dưỡng những đứa trẻ xuất sắc là mối quan tâm của mọi bậc cha mẹ. Cuốn sách “Sự chú ý của trẻ” chỉ ra rằng có 3 bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển trí não của trẻ là 3 tuổi, 7 tuổi và 10 tuổi.
Trong ba giai đoạn quan trọng này, cha mẹ cần hiểu rõ đặc điểm phát triển trí não của con mình và áp dụng các phương pháp khoa học để trau dồi khả năng tập trung của con, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho quá trình học tập và phát triển sau này của con.
Khi trẻ 3 tuổi
Trẻ 3 tuổi, cha mẹ nên cho trẻ tự do khám phá. Khi trẻ mới sinh ra, trọng lượng não của trẻ chỉ bằng 25% so với người lớn. Ở độ tuổi 0-3 tuổi, trọng lượng não sẽ tăng lên bằng 85% trọng lượng của người trưởng thành và các tế bào thần kinh trong não sẽ được kết nối với tốc độ 700-1000 mỗi giây.
Đây là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ, cha mẹ nên cho trẻ tự do khám phá môi trường xung quanh và kích thích khả năng tò mò, khám phá của trẻ. Thúc đẩy sự phát triển và tập trung trí não của trẻ thông qua sự tương tác và trò chơi.
Trẻ 3 tuổi, cha mẹ nên cho trẻ tự do khám phá. (Ảnh minh hoạ)
Trong giai đoạn này, cách giáo dục tốt nhất là thông qua các trò chơi. Cha mẹ có thể kích thích sự phát triển thần kinh và trí tuệ của trẻ qua các hoạt động như đọc viết, vẽ tranh, trò chơi ghép hình, trò chơi âm nhạc,... Các hoạt động giúp tay chân trẻ được hoạt động, phối hợp nhịp nhàng, từ đó kích thích não bộ phát triển.
Khi trẻ 7 tuổi
Ở giai đoạn lên 7 tuổi, tốc độ phát triển trí não tổng thể có xu hướng ổn định nhưng não phải của trẻ phát triển nhanh nhất. Não trái chịu trách nhiệm về tư duy cụ thể như học thuật, logic, ngôn ngữ, toán học, tư duy,... và được gọi là "não học thuật"; trong khi não phải chịu trách nhiệm về tư duy trừu tượng như nghệ thuật, âm nhạc, trí nhớ, cảm xúc, hội họa,... và được gọi là "bộ não nghệ thuật".
Ở giai đoạn này, các bậc phụ huynh cần nuôi dưỡng tiềm năng của trẻ để phát triển tài năng. Hãy chú ý đến những khía cạnh mà trẻ quan tâm và cho trẻ thử sức với nhiều hoạt động, kiến thức đa dạng để mở rộng tầm nhìn và cách tư duy. Cha mẹ cũng có thể giúp con khám phá và phát triển tài năng cũng như sở thích của bản thân thông qua sự hướng dẫn và khuyến khích.
Khi trẻ 10 tuổi
Trong giai đoạn này, cha mẹ cần có nhiều thay đổi để hòa hợp với con. Giai đoạn từ 7 -10 tuổi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ, đồng thời cũng là cơ hội cuối cùng để trẻ trở nên thông minh hơn.
Ở giai đoạn này, cha mẹ cần sử dụng ngôn ngữ ít ra lệnh và dùng nhiều hướng dẫn, thảo luận hơn để giao tiếp với con. Đồng thời, cha mẹ nên cho con đủ tự do, tự chủ để tự quyết định và tự quản lý cuộc sống cũng như việc học tập của mình. Điều này có lợi cho việc trau dồi kỹ năng độc lập và tự quản lý của trẻ, từ đó thúc đẩy sự phát triển và tập trung trí não của trẻ.
(Ảnh minh hoạ)
Sau khi một đứa trẻ lên 7 tuổi, trẻ sẽ thích “Con muốn tự mình làm việc đó hơn”. Trẻ không thích cha mẹ cằn nhằn, thúc giục, quản thúc mọi việc.
Chẳng hạn như thay vì cha mẹ nói “Mau làm bài tập đi, đừng trì hoãn cho đến khi đi ngủ” bằng: “Cha/mẹ lo con không làm bây giờ thì sẽ trì hoãn đến giờ đi ngủ, nhưng con vẫn cần phải đi ngủ đúng giờ để mai dậy sớm đi học".
Một giáo sư tại Đại học Stanford đã từng nói: “Giáo dục mầm non và sự đồng hành là khoản đầu tư hiệu quả nhất trong cuộc đời của cha mẹ!”. Cha mẹ cần hiểu rõ đặc điểm, những bước ngoặt trong quá trình phát triển trí não của con, đồng thời sử dụng các phương pháp khoa học để hướng dẫn, hỗ trợ con. Thông qua sự quan sát cẩn thận và sự hướng dẫn kiên nhẫn, những đứa trẻ đều trở nên thông minh hơn, tập trung hơn và sớm đạt được thành công, hạnh phúc.
Theo Đời sống và Pháp luật