Thải độc gan sau kỳ Tết 'quá tải'

Sức khỏe - Ngày đăng : 13:40, 22/02/2024

Sử dụng nhiều rượu bia, đồ uống có ga, món ăn nhiều dầu mỡ, nhất là lười vận động vào dịp nghỉ Tết khiến gan không kịp đào thải các chất độc. Do đó cần thanh lọc, tái tạo năng lượng, cách an toàn nhất là từ chế độ dinh dưỡng.

Dấu hiệu cho biết gan đang gặp vấn đề

Gan là nơi diễn ra các hoạt động để thải độc theo cơ chế hoạt hóa các enzym chuyển hóa của con người, sản xuất mật cần thiết để tiêu hóa chất béo, phá vỡ các hormon và lưu trữ các vitamin, khoáng chất và sắt thiết yếu.

Cơ chế thải độc gan (giải độc gan) chủ yếu là trung hòa gốc tự do, giúp ổn định màng tế bào gan, từ đó bảo vệ nhu mô gan cũng như hỗ trợ điều hòa chức năng gan...

Ảnh: Shutterstock.com

Các dấu hiệu cho thấy gan đang có vấn đề: Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, tăng cân không kiểm soát, hơi thở có mùi…

Các triệu chứng nặng hơn như vàng mắt, vàng da, bầm da hoặc chảy máu, đột ngột sợ thức ăn mỡ, bụng bị chướng, tích tụ dịch trong bụng…

Các phương pháp thải độc gan đơn giản

Cần nhanh chóng lập lại chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn nhiều đường, bánh kẹo ngọt, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ gây đầy bụng khó tiêu, có khả năng làm tăng đường huyết và rối loạn mỡ máu. Hạn chế đồ uống có nhiều ga và đồ uống có cồn hoặc chỉ tiêu thụ với lượng nhỏ, tránh tình trạng "quá chén".

Nếu uống rượu bia nhiều, thường xuyên thức khuya, căng thẳng, stress, ăn uống vô độ, ăn quá nhiều đồ bổ béo, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn… thì có tích cực thải độc gan đến đâu, gan vẫn bị tổn thương.

Không nên ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa cũng gây hại cho thận

Uống nhiều nước, nên uống thêm các loại nước mát như nước đậu xanh, nước bí đao, nước gạo lứt, nước rau má, nước đậu đen, trà xanh, trà atiso… có tác dụng thải độc, làm mát gan rất tốt

db17956d-da66-4a2e-be3a-f19ab05ed755.jpeg

Ăn nhiều rau xanh có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ gan nên bổ sung 240-320g/ngày, trái cây tươi 240g/ngày. Những người thừa cân, béo phì, rối loạn glucose máu, đái tháo đường nên hạn chế các loại quả chín ngọt và nhiều năng lượng như chuối, xoài, mít, vải...

Phần 1: Vì sao chúng ta cần ăn nhiều rau củ quả?

Không ăn vặt vào buổi tối. Không ăn bánh mứt, kẹo ngọt. Giảm các món muối mặn như dưa chua, cà muối... Ăn không quá 5g muối một ngày.

Sau Tết, nên khởi động lại thói quen tập thể dục mỗi ngày, vì thường xuyên vận động sẽ kích thích tuần hoàn máu và đào thải độc tố qua mồ hôi. Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc để gan có thời gian phục hồi và tái tạo.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh, Bộ môn Nội tiêu hóa, Đại học Y Hà Nội, khuyến cáo mọi người không nên tin vào các sản phẩm thải độc tràn lan trên mạng, khiến cơ thể dễ bị tổn thương, nhiễm độc hơn. Không thải độc bằng cách tác động vào hậu môn, thụt tháo đại tràng. Không lạm dụng thuốc nam, xông hơi quá nhiều.

Nên khám tổng quát định kì 6 tháng 1 lần để có một cơ thể khỏe mạnh.

Ngọc Ánh (T/H)