Trai Hà Nội điệu đà giả gái, má phấn môi son nhảy điệu đánh bồng

Nhịp sống - Ngày đăng : 18:14, 18/02/2024

Những chàng trai làng Triều Khúc trong trang phục váy áo sặc sỡ, má đỏ, môi hồng cùng nhau diễn điệu múa bồng trong lễ hội truyền thống.

Trai Hà Nội điệu đà giả gái, má phấn môi son nhảy điệu đánh bồng - 1

Chiều 18/2 (tức mùng 9 tháng Giêng năm Giáp Thìn), người dân làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội) tưng bừng mở lễ hội truyền thống tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, người đã mang lại cuộc sống no ấm, yên bình cho dân làng…

Trai Hà Nội điệu đà giả gái, má phấn môi son nhảy điệu đánh bồng - 2

Lễ hội làng Triều Khúc diễn ra từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng hàng năm, với lễ rước sắc Phùng Hưng mang ý nghĩa mời thánh nhân về ngự tại đại đình, mừng ngài đăng quang, tạ ơn ngài đã ban cho dân làng một cuộc sống ấm no, an lành.

Trai Hà Nội điệu đà giả gái, má phấn môi son nhảy điệu đánh bồng - 3

Năm 2019, lễ hội làng Triều Khúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trai Hà Nội điệu đà giả gái, má phấn môi son nhảy điệu đánh bồng - 4

Trai Hà Nội điệu đà giả gái, má phấn môi son nhảy điệu đánh bồng - 5

Trai Hà Nội điệu đà giả gái, má phấn môi son nhảy điệu đánh bồng - 6

Tương truyền, trước đây Triều Khúc là nơi Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) luyện quân để giao chiến với tướng giặc Đào Chính Bình thời nhà Đường (Trung Quốc). Tuy không phải là quê của Phùng Hưng nhưng sau khi chiến thắng lên ngôi vua, dân làng Triều Khúc thờ Phùng Hưng và suy tôn ngài thành Thánh.

Trai Hà Nội điệu đà giả gái, má phấn môi son nhảy điệu đánh bồng - 7

Mở đầu lễ hội là nghi lễ rước kiệu Bố Cái đại vương Phùng Hưng về đình làng.

Trai Hà Nội điệu đà giả gái, má phấn môi son nhảy điệu đánh bồng - 8

Dân làng Triều Khúc sắp lễ trước cổng nhà, vái lạy mỗi khi đội múa và kiệu đi qua.

Trai Hà Nội điệu đà giả gái, má phấn môi son nhảy điệu đánh bồng - 9

Họ quan niệm, khi đoàn rước long bào - triều phục của Hoàng đế Phùng Hưng từ đình Sắc về đình Lớn (Triều Khúc có hai đình) mà đi qua, nhà mình sẽ gặp may mắn trong năm mới.

Trai Hà Nội điệu đà giả gái, má phấn môi son nhảy điệu đánh bồng - 10

Điểm thu hút nhất của lễ hội là các màn múa bồng, múa rồng, tế lễ... do trai tráng trong làng đảm nhận.

Trai Hà Nội điệu đà giả gái, má phấn môi son nhảy điệu đánh bồng - 11

Điệu múa này bắt nguồn từ tích xưa, khi Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng đuổi đánh giặc Đường, mỗi lần thắng trận ông tổ chức cho trai tráng binh sĩ đóng giả gái, đeo trống nhỏ để múa hát khích lệ tinh thần nghĩa quân, ăn mừng chiến thắng.

Trai Hà Nội điệu đà giả gái, má phấn môi son nhảy điệu đánh bồng - 12

Các chàng trai sẽ giả gái, tô son phấn, xúng xính trong áo tứ thân, váy đụp, đeo bông tai, chít khăn mỏ quạ.

Trai Hà Nội điệu đà giả gái, má phấn môi son nhảy điệu đánh bồng - 13

Trai Hà Nội điệu đà giả gái, má phấn môi son nhảy điệu đánh bồng - 14

Trai Hà Nội điệu đà giả gái, má phấn môi son nhảy điệu đánh bồng - 15

Điệu múa “Con đĩ đánh bồng” là sản phẩm văn hóa độc đáo, là niềm tự hào của người dân làng Triều Khúc. Do là nét truyền thống, dân làng không chọn nữ giới biểu diễn tiết mục này.

Trai Hà Nội điệu đà giả gái, má phấn môi son nhảy điệu đánh bồng - 16

Tiếng trống ngân vang theo từng bước nhảy của những chàng trai giả gái mặt hoa da phấn.

Trai Hà Nội điệu đà giả gái, má phấn môi son nhảy điệu đánh bồng - 17

Màn múa điệu sênh tiền trong lễ hội làng Triều Khúc.

Trai Hà Nội điệu đà giả gái, má phấn môi son nhảy điệu đánh bồng - 18

Trong những ngày diễn ra lễ hội, nhiều trò chơi dân gian được tổ chức, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia như: Vật thờ, đánh cờ, đá cầu, chọi gà, tổ tôm, bắt vịt...