Thấy con hao hao giống bạn trai cũ của vợ, chồng xét nghiệm ADN thì chết lặng nhìn kết quả
Gia đình - Ngày đăng : 06:30, 02/02/2024
Tính đến thời điểm này, vợ chồng tôi cưới nhau đã được 5 năm. Do có bầu trước cưới 2 tháng nên giờ con tôi cũng được 5 tuổi. Hiện vợ tôi đang bầu con thứ 2 được 3 tháng. Cuộc sống của vợ chồng tôi mấy năm qua rất hạnh phúc vì 2 đứa đều có việc làm ổn định, nhà cửa ông bà nội mua cho sẵn nên chỉ làm và nuôi con.
Để đến được với vợ như hiện nay là do duyên số run rủi nhiều. Trước khi yêu tôi, cô ấy cũng có bạn trai lâu năm tên Dũng. Nghe nói họ yêu suốt 6 năm nhưng cuối cùng không vượt được qua sự cấm cản từ gia đình nhà trai nên chia tay.
Ngay sau khi chia tay, vợ quyết định nhận lời yêu tôi. Dù biết cô ấy vội vàng như vậy để lấp chỗ trống nhưng do để ý và yêu cô ấy từ lâu nên tôi vẫn thấy rất hạnh phúc. Tôi cũng không quan trọng người đến trước hay sau, càng hạnh phúc hơn khi chúng tôi gần gũi nhau lần đầu ít lâu đã có tin vui.
Suốt 5 năm nay, lúc nào vợ cũng hết lòng với gia đình nhỏ và bố mẹ nội ngoại 2 bên. Ai cũng khen cô ấy biết cách cư xử, ăn nói khéo léo khiến tôi hãnh diện. Đặc biệt khi có thai em chăm sóc thai kỳ rất chủ động và biết cách chăm con nhỏ, lại nhanh nhẹn nên tôi cũng nhàn.
Vài lần tôi đưa con trai đến các buổi cafe gặp gỡ với bạn bè, mọi người cứ nhận xét con không giống bố. Ban đầu tôi nghĩ con cái không giống bố mẹ là bình thường, sau nhiều người bảo vậy, tôi lại hơi lăn tăn nghĩ ngợi.
Nhất là một lần vợ chồng cho con đi siêu thị, vô tình chúng tôi gặp lại vợ chồng người yêu cũ của vợ. Do đều đã có gia đình nên mọi người tiến tới chào hỏi nhau rất bình thường. Thậm chí trong khi chờ 2 bà vợ đi mua đồ, 2 ông chồng còn ngồi uống cafe với nhau.
Tuy nhiên từ khi gặp lại bạn trai cũ của vợ, tôi cứ ám ảnh vì thấy con trai sao lại cứ có nhiều nét hao hao giống với anh ta. Vì thế tôi lóe lên ý định xét nghiệm quan hệ huyết thống cha con.
2 ngày chờ đợi kết quả khiến tôi mất ăn mất ngủ. Rất nhiều lần tôi hoảng lên khi nghĩ kết quả xét nghiệm mà con trai không phải máu mủ mình thì hạnh phúc gia đình sẽ thế nào.
Hôm có kết quả ADN, tôi càng chết lặng khi nhìn tờ xét nghiệm kết luận 2 cha con không có mối quan hệ máu mủ với nhau. Thì ra vợ lừa dối bao năm nay mà tôi không hề hay biết. Tôi thấy vợ còn chẳng một chút ăn năn, hối hỗi gì. Đã vậy giờ cô ấy lại còn đang bầu con thứ 2, tôi không biết cái thai trong bụng có phải là con của mình không nữa hay cũng bị cô ấy cắm sừng.
Hiện tôi đang rối bời, không biết có nên vạch mặt vợ ngoại tình bằng việc tiếp tục chọc ối xét nghiệm ADN không hay cứ lẳng lặng đợi con sinh ra mới tiếp tục xét nghiệm ADN? Mà không biết chọc ối thường được chỉ định thực hiện khi thai nhi ở tuần bao nhiêu mọi người nhỉ và có gặp biến chứng nguy hiểm gì không?
Chọc ối xét nghiệm ADN được thực hiện khi nào?
Xét nghiệm chọc ối thường được chỉ định thực hiện khi thai nhi từ 15 - 20 tuần tuổi, tuyệt đối không được tự ý thực hiện sớm hơn khoảng thời gian trên vì sẽ làm tăng tỉ lệ gặp biến chứng nguy hiểm.
Chọc ối xét nghiệm ADN được tiến hành trong các trường hợp sau:
- Cần xác định quan hệ huyết thống cha con.
- Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh (xét nghiệm Double Test, Triple Test, NIPT,...) cho kết quả dương tính.
- Trong lần mang thai trước thai nhi mắc hội chứng Down hoặc có bất thường liên quan đến nhiễm sắc thể.
- Mẹ bầu trên 34 tuổi.
- Người thân trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh di truyền.
- Siêu âm có kết quả bất thường.
Chọc ối xét nghiệm ADN có nguy hiểm không?
Đây là phương pháp xét nghiệm xâm lấn nên có thể gây ra những rủi ro và biến chứng trong khi tiến hành. Một số rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện xét nghiệm chọc ối xét nghiệm ADN bao gồm:
Sảy thai: Thực hiện xét nghiệm trong thời gian từ tuần thai thứ 15 đến tuần thai thứ 18 có nguy cơ sảy thai nhẹ, khoảng 0,1 - 0,3%. Điều này đồng nghĩa với việc cứ 100 người thực hiện chọc ối thì sẽ có 1 - 3 người bị sảy thai. Nguy cơ này tăng cao khi thực hiện trước tuần thứ 15 của thai kỳ.
Rò rỉ nước ối: Rủi ro này hiếm khi xảy ra nhưng cũng không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ có thể gặp phải. Phần lớn các trường hợp lượng dịch ối mất đi ít sẽ được bù lại ngay sau đó và thai nhi vẫn tiếp tục phát triển như bình thường.
Nhiễm trùng: Chọc ối cũng làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung.
Chấn thương kim: Trong quá trình thực hiện chọc ối, thai nhi có thể cử động chân tay hoặc di chuyển gây ra các chấn thương. Mặt khác, trường hợp chấn thương kim nghiêm trọng hiếm khi xảy ra.
Lây truyền nhiễm trùng: Nếu mẹ bầu mắc các bệnh lý như HIV/AIDS, viêm gan B, C, nhiễm toxoplasma,... thì khi thực hiện chọc ối sẽ làm tăng nguy cơ truyền bệnh sang thai nhi.
Theo Báo PNTĐ