Những nẻo đường về quê đón Tết

Xem - nghe - đọc - Ngày đăng : 09:00, 23/01/2024

Vì kinh tế, muốn trải nghiệm cảm giác "phượt" và quan trọng nhất vé máy bay, xe khách hay tàu hoả tăng cao lẫn khó mua nên vài năm trở lại đây nhiều gia đình chọn cho mình phương án về quê ăn Tết bằng phương tiện cá nhân...
Những lưu ý 'vàng' khi về quê ăn Tết bằng xe máy

Từ hoàn cảnh bất khả kháng

Hoàn cảnh gia đình neo người, và ở Nam Định còn mẹ già, nên năm nào dù có bận đến mấy gia đình chị Nhung (40 tuổi sống tại Đắk Nông) cũng cố gắng cũng tranh thủ về quê ăn Tết.

Những năm trước, phương tiện mà gia đình chị chọn khá phổ biến cho chặng đường xa là máy bay, sau đó di chuyển bằng xe ô tô từ sân bay Nội Bài hoặc Cát Bi về quê.

Thế nhưng, chi phí cho vợ chồng chị Nhung cùng 2 con thường dao động từ khoảng 25-30 triệu/ vé khứ hồi. Ngoài ra còn mất thêm tiền di chuyển từ nhà ở Đắk Nông đến sân bay Buôn Ma Thuột và từ sân bay Nội Bài về quê Nam Định khiến chi phí đi lại mỗi lần về mất hơn 30 triệu đồng, tương đương hơn tháng lương của 2 vợ chồng cộng lại.

"Về quê thì phải có quà cáp cho gia đình, họ hàng... rồi lì xì, sắm sửa này kia nữa nên tiền tích cóp, thưởng Tết cả năm có khi không đủ chi tiêu..." chị Nhung nói.

Vì chi phí quá cao, lại không được thoải mái nên 3 năm trở lại đây gia đình chị Nhung lựa chọn phương án tự chạy xe ô tô gia đình về quê.

Chị Nhung chia sẻ: "Từ khi tự đi xe về quê thì gia đình mình đỡ được kha khá chi phí, do 2 vợ chồng đều biết lái xe nên cứ thay nhau lái, mệt ở đâu thì nghỉ ở đó. Mấy đứa nhỏ nhà mình cũng thích đi như thế vì thấy cảnh đẹp là dừng lại chụp ảnh luôn, vừa về quê vừa chơi, mình thấy như thế lại rất hay."

415609458_738378391685538_6510238914600631644_n.jpg
415788281_1359903208225358_4978881128330911584_n.jpg
Thấy cảnh đẹp, gia đình tranh thủ biến đây thành địa điểm picnic luôn

Hiện nay mạng lưới giao thông cũng đã phát triển hơn rất nhiều, nhờ có cao tốc Bắc- Nam nên thời gian di chuyển cũng nhanh hơn, thời gian di chuyển từ nhà chị Nhung về đến quê cũng chỉ mất khoảng 38 giờ đồng hồ, chính vì thế sự lựa chọn càng thêm hợp lý.

415989085_906376014493123_5906151783990123349_n.jpg
Đường đẹp nên hành trình về quê ăn Tết cũng không gặp khó khăn gì nhiều. 

Chị Nhung tính tổng chi phí di chuyển trong 2 ngày về quê rơi vào khoảng vài triệu đồng cho xăng xe, phí cầu đường hay ăn uống. Có năm dừng lại du lịch ở Đà Nẵng thêm 1 ngày thì cũng chỉ mất thêm 1 triệu 500 nghìn đồng nữa.

Chính vì vừa thoải mái, đồng thời được du lịch ở các địa điểm nổi tiếng ngay trên đường về khiến các con của chị Nhung rất thích thú, cứ đến cuối năm là tự đề xuất với bố mẹ đi tỉnh này tỉnh kia.

"Các cháu chơi ở quê ít hơn, nhưng đổi lại gia đình có dịp chia sẻ, nói chuyện với nhau trong quãng thời gian di chuyển trên xe nhiều hơn, từ đó vợ chồng mình cũng hiểu con thêm một chút...

"dù thời gian ít nhưng tiết kiệm khá nhiều chi phí, nên về quê ăn Tết cũng rủng rỉnh, mua hay sắm sửa được nhiều hơn cho mọi người nên nhà mình sau này "chốt" luôn phương án về quê bằng xe riêng..." chị Nhung vui vẻ chia sẻ.

Cái khó nhất theo chị Nhung trong việc về quê bằng xe riêng vẫn là thời gian ở nhà không lâu, bởi cần sắp xếp đi sớm để các con kịp ngày trở lại trường sau Tết.

Bên cạnh đó, những sự cố nho nhỏ dọc đường cũng thường xảy ra nên theo như chị Nhung, việc chuẩn bị cho mỗi chuyến về và trở lại là tối quan trọng

Không chỉ gia đình chị Nhung, vài năm gần đây việc sử dụng phương tiện cá nhân về quê ăn Tết đang rộ lên và trở thành thói quen của nhiều người.

đến thích vì... cảm giác mạnh, phiêu

Các bạn trẻ đi học, đi làm ở Sài Gòn cũng vậy, có lịch nghỉ Tết là ngay lập tức lập team để cùng nhau chạy về quê luôn

z5087996512812_d1c2076bd3c51feafa892b4b6f9bcad3(1).jpg

Quang Vũ (24 tuổi) chia sẻ: "Mình cũng hay tự chạy xe máy về lắm, đặc biệt là Tết vì giá vé xe tăng cao lại đông đúc, khó mua lắm, phải đặt vé trước 1 tháng mà có khi còn không còn để mua nên mình cùng các bạn đã cùng lập team để chạy xe về quê luôn cho tiện.

Mình thấy đi như thế cũng vui vì vừa có không khí Tết lại vừa đi vừa ngắm cảnh nữa, thấy chỗ nào đẹp là mình với đám bạn xuống checkin liền, thật sự là tuyệt vời luôn. Hơn hết là đường đi từ Sài Gòn về quê mình lại đẹp nữa nên di chuyển cũng chỉ mất 5 tiếng đồng hồ"

z5087997000650_30ea30eb611af6e2d67796c8049866e3(1).jpg

Phúc Duy (22 tuổi) cũng thường xuyên đi chuyển bằng xe máy về quê Long An: "Chạy xe máy mình thấy nhanh hơn đi ô tô nhiều, mình cũng hay đi đi về về giữa Long An với Sài Gòn nên đi cũng nhanh, từ Sài Gòn về đến nhà mình chỉ mất hơn 1 tiếng."

Tự đi xe máy, ô tô để về quê sẽ tự chủ hơn trong nhiều vấn đề, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Đi đêm, lái xe trong trạng thái không mấy tỉnh táo nên có nhiều trường hợp đột ngột khiến mình không tỉnh táo để xử lí ngay được, vô cùng nguy hiểm.

Giống với trường hợp của bạn Xuân Mai (20 tuổi): "Quê mình ở Gia Lai cách Sài Gòn khoảng hơn 400 km, mình hay chạy xe máy về quê cùng các bạn lắm nhưng thường đi vào ban ngày, hôm đó có lịch nghỉ học muốn ở nhà lâu hơn chút thì mình tranh thủ chạy đường đêm về luôn.

Đi đêm nên xe tải  chạy rất nhiều. Hầu như xe nào cũng đi rất nhanh và ẩu, mặc dù mình đã đi đúng làn đường rồi nhưng vẫn bị ép có lần xe tải lướt qua, do cũng hơi buồn ngủ nữa nên gió bạt qua đột ngột làm mình không cứng tay lái ngã sõng soài ra đường luôn may mắn là không sao."

Không chỉ thế, đi đường xa có thể gặp các vấn đề về giao thông như xe bị hỏng, thủng lốp, hỏng phanh,... rất khó giải quyết nếu ở xa khu dân cư hay không có kinh nghiệm tự sửa chữa xe. Gia đình chị Nhung cũng đã có lần suýt gặp tai nạn vì xe mất phanh ngay trên đường đèo.

Theo kinh nghiệm chia sẻ trên các diễn đàn, nếu như đi xe máy nên bảo dưỡng xe để tránh hỏng dọc đường, mang theo xăng, lương thực, mặc áo mưa để giữ nhiệt cơ thể, đội mũ bảo hiểm có kính chắn và giữ tốc độ ổn định.

Điều quan trọng hơn, theo như Mai, hay Vũ tất cả cứ phải tâm niệm an toàn là trên hết, chính vì thế mà mọi người nên lựa chọn phương án phù hợp, chuẩn bị kĩ hành trang trên đường về để đón cái Tết trọn vẹn, sum vầy bên gia đình...

Ngọc Ánh (T/H)