Điểm tin 19h ngày 10/1: Vụ Việt Á: Lương tâm không hổ thẹn sao còn liệt kê thành tích, giấy khen?

Nhịp sống - Ngày đăng : 19:01, 10/01/2024

Các bị cáo trong đại án Việt Á liệt kê thành tích, giấy khen mong được giảm án, nhưng sao họ không chút hổ thẹn với lương tâm khi phạm trọng tội, gây hại cho đất nước mà còn nhập nhằng chuyện công lao?

Đại án Việt Á: Công - tội phân minh, sao còn mong được ân hưởng?

Làm sao tin được 2,25 triệu USD cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận từ Phan Quốc Việt là "không yêu cầu, đòi hỏi", là “quà cảm ơn” và “rất công tâm”? Làm sao tin được cựu bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhận trực tiếp từ ông chủ Việt Á cái túi đựng 200 ngàn USD?

static-images.vnncdn.net-files-publish-2024-1-10-_chu-ngoc-anh-380(1).jpeg
Xét xử đại án Việt Á. Ảnh: TTXVN

Gần đây, họ lại dùng những bằng khen, giấy khen từng đạt được trông công việc, trong sự nghiệp để mong được giảm án. Song làm như vậy là cố tình nhập nhèm công - tội trước tòa.

Nói một cách sòng phẳng, với những công lao, thành tích, đóng góp và các huân huy chương đó, họ từng được hưởng không dưới một lần bằng tinh thần, vật chất và cả đặc quyền đặc lợi trong quá trình công tác như đề bạt, thăng chức, nâng lương…

Bây giờ, sau khi phạm trọng tội, gây hại cho đất nước, làm nhức nhối dư luận, các vị lại còn đòi được ân hưởng lần nữa để được giảm án mà không chút hổ thẹn với lương tâm, với Nhà nước và với Nhân dân sao?

Xem thêm: Công - tội phân minh

Đền bù thiệt hại sau vụ máy bay Su 22 rơi ở Quảng Nam

Cơ quan chức năng đã đưa máy bay quân sự rơi ở Quảng Nam rời khỏi hiện trường và triển khai công tác bồi thường thiệt hại. Một số người dân đang thu gom các mảnh vỡ còn sót lại.

thu-gom-manh-vo-may-bayhoai-son10-1704871015981.jpg
Người dân thu gom các mảnh vỡ còn vương. Ảnh: Dân Trí

Đến trưa 10/1, lực lượng chức năng đã gỡ phong tỏa hiện trường vụ máy bay quân sự loại Su 22 của Trung đoàn 929, Sư đoàn 372 rơi tại phường Điện Nam Bắc (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

Mái ngói, tường nhà của một hộ dân bị hư hỏng, một số diện tích rau màu hư hại. Chính quyền địa phương đang phối hợp với cơ quan chức năng kiểm kê thiệt hại và bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

Xem thêm: Người dân leo bụi tre gom mảnh vỡ máy bay Su 22 rơi ở Quảng Nam

Người dân chưa ‘hoàn hồn’ sau vụ rơi máy bay

Cả xóm nhỏ ở phường Điện Nam Bắc vẫn còn "hết hồn" sau vụ việc. Chị Phan Thị Tuyến (46 tuổi) cho hay, khoảng 11h trưa, chồng chị là anh Nguyễn Thanh Hùng (người dân bị thương trong vụ rơi máy bay) đang chặt chuối sau vườn nhà thì bất ngờ bị mảnh vỡ máy bay rơi trúng.

roi-may-bay-o-quang-namhoai-son2-edited-1704805024817.jpg
Chị Phan Thị Tuyến kể lại việc chồng bị thương. Ảnh: Dân Trí

"Sau tiếng nổ lớn hết hồn, tôi chạy ra sau vườn thì thấy nhiều mảnh vỡ máy bay bốc cháy, còn chồng tôi ngồi ôm đầu", chị Tuyến nhớ lại và cho hay hàng xóm đã đưa chồng chị đi cấp cứu sau đó.

Còn bà Đặng Thị Hậu kể, bà đang ở trong nhà thì nghe một tiếng "rầm" rất lớn, nhìn ra ngoài thì thấy máy bay rơi và khói bốc nghi ngút. Bà vội chạy ra hô hoán cứu người, khi đi tới vị trí phi công nhảy dù thì bà nghe được thông báo "phi công đã an toàn".

Xem thêm: Xóm nhỏ ‘hết hồn’ sau vụ rơi máy bay

Lực lượng truy bắt nghi phạm giết người ở TP.HCM được thưởng 135 triệu đồng

Sáng 10/1, Công an TP.HCM đã biểu dương và thưởng nóng cho lực lượng truy bắt nhanh nghi phạm trong vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra tại huyện Hóc Môn hôm 6/1.

thuong-nong-bat-ke-giet-nguoi-12025973.jpg
Ban Giám đốc Công an trao thưởng. Ảnh: VTC News

Theo đó, thừa uỷ quyền Giám đốc Công an TP.HCM, Thiếu tướng Mai Hoàng, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Phó Giám đốc Công an thành phố trao thư khen kèm tiền thưởng 135 triệu đồng cho 5 tập thể (Phòng Cảnh sát hình sự, Phòng Kỹ thuật hình sự, Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Công An huyện Hóc Môn và Công an huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và 5 cá nhân có thành tích xuất sắc thuộc các đơn vị trên.

Vào 10h40 sáng 9/1, cơ quan chức năng đã bắt được Nguyễn Thanh Tâm trong khu rừng ở ấp 7, xã Lương Hòa, Bến Lức, Long An sau 3 ngày lẩn trốn trong cánh đồng chanh.

Xem thêm: Khen thưởng lực lượng truy bắt nghi phạm giết người ở TP.HCM

Tòa lắp hệ thống PCCC, camera bảo vệ 6 tấn hồ sơ trong vụ xử Vạn Thịnh Phát

TAND TP.HCM lường trước hồ sơ xử vụ Vạn Thịnh Phát nhiều nên bố trí 1 phòng riêng đựng 104 thùng hồ sơ và lắp đặt hệ thống PCCC, camera để bảo vệ.

tai-lieu-vu-van-thinh-phat-15192094.jpg
Tài liệu vụ Vạn Thịnh Phát rất nhiều. Ảnh: VTC News

Ông Phạm Ngọc Duy, Chánh Văn phòng TAND TP.HCM cho biết vụ án Vạn Thịnh Phát liên quan đến sai phạm trong hoạt động tín dụng tại SCB có gần 2.500 tập tài liệu, đóng trong 104 thùng hồ sơ, nặng khoảng 6 tấn, với khoảng 1 triệu bút lục.

Thẩm phán Phạm Lương Toản được phân công giải quyết vụ án. Dự kiến vụ án được đưa ra xét xử sau Tết Nguyên đán 2024.

Xem thêm: Xử vụ Vạn Thịnh Phát: Tòa lắp hệ thống PCCC, camera bảo vệ 6 tấn hồ sơ

Tân Thủ tướng Gabriel Attal: Công khai đồng tính trong lịch sử nước Pháp

Ở tuổi 34, ông Gabriel Attal đã trở thành Thủ tướng trẻ nhất và cũng là Thủ tướng đồng tính công khai đầu tiên trong lịch sử nước Pháp.

Tân Thủ tướng được coi là một đồng minh thân cận của ông Macron, và là một trong những chính trị gia nổi tiếng nhất nước Pháp thời điểm hiện tại.

52b1338c07-1153.jpeg
Tân Thủ tướng Pháp Gabriel Attal. Ảnh: VNN

Ông Attal bắt đầu sự nghiệp chính trị ở tuổi 23, với cương vị là một nhân viên của Bộ Y tế. Tại thời điểm đó, ông là thành viên của đảng Xã hội đối lập. "Cậu ấy là một chàng trai thông minh và năng động. Tôi đã dự đoán rằng Attal sẽ có một sự nghiệp rực rỡ", Bộ trưởng Y tế Pháp Marisol Touraine nhận xét.

Xem thêm: Điều đặc biệt về tân Thủ tướng 34 tuổi của Pháp

Người dân Hàn Quốc phản đối luật cấm thịt chó

Sau 3 năm nữa, bất cứ hành vi chăn nuôi, giết mổ hoặc buôn bán thịt chó cho con người tiêu thụ nào cũng bị coi là bất hợp pháp ở Hàn Quốc và có thể bị phạt từ 2 - 3 năm tù giam cũng như nộp phạt đến 30 triệu won (22.800 USD), luật mới của Hàn chỉ rõ.

Song, điều này vấp phải phản ứng trái chiều của người dân xứ sở kim chi.

static-images.vnncdn.net-files-publish-2024-1-10-_bieu-tinh-phan-doi-thit-cho-580(1).jpg
Hàn Quốc từng biểu tình phản đối ăn thịt chó. Ảnh: VNN

“Chó khác với bò, gà và lợn. Tại sao bạn vẫn ăn thịt chó khi giờ đây chúng được coi là thú cưng trong gia đình hơn là thức ăn?”, Kim Myung-ae, một cư dân 58 tuổi ở Seoul bày tỏ.

Nhưng một cư dân khác ở Seoul có tên Jeong Yoon Hee không đồng tình quan điểm trên và cho rằng việc ăn thịt chó hay không là lựa chọn cá nhân cũng như văn hóa ẩm thực. Một số người khác lại nêu câu hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu tiếp sau lệnh cấm thịt chó sẽ là các lệnh cấm ăn thịt gà, cá, tôm… để bảo vệ các quyền của động vật.

Xem thêm: Người dân Hàn Quốc phản ứng thế nào về luật cấm thịt chó?

Xuân Thì (Tổng hợp)