Ngày 1/1 năm xưa: Lịch Gregorian và Tết Dương lịch; Cách mạng Cuba thành công

Dòng chảy - Ngày đăng : 06:00, 01/01/2024

Lịch Gregorius còn gọi là Tây lịch, Công lịch, Dương lịch, là lịch được sử dụng ở hầu hết các nơi trên thế giới, được đặt theo tên của Giáo hoàng Gregorio XIII, năm 1582. Hầu hết các nước châu Âu khi đó đã lấy đầu năm là ngày 1 tháng 1.

-Lịch Gregorian và Tết Dương lịch

Lịch Gregorian còn gọi là Tây lịch, Công lịch, Dương lịch, là lịch được sử dụng ở hầu hết các nơi trên thế giới, là một cuộc cải cách của lịch Julius, được chính thức hóa bằng một tông sắc ‘Inter gravissimas’ do Giáo hoàng Gregorio XIII thiết lập ngày 24/2/1582, và được đặt tên theo vị Giáo hoàng này.

236-the-gregorian-calendar_11zon.jpg
Các nước châu Âu theo lịch Gregorian đã chọn ngày 1 tháng 1 là đầu năm. Ảnh: historynet

Lịch Gregorian là lịch dương có 12 tháng, mỗi tháng 28-31 ngày. Một năm Gregorius thông thường bao gồm 365 ngày, nhưng trong một số năm nhất định được gọi là năm nhuận có một ngày nhuận được thêm vào tháng 2.

Hầu hết các nước châu Âu chấp nhận lịch Gregorian khi đó đã thay đổi ngày đầu năm là ngày 1 tháng 1: Litva, Nga, Scotland, Pháp, Phổ, Thụy Điển, Vương quốc Anh và thuộc địa, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

-Công ty đa quốc gia đầu tiên trên thế giới giải thể

Công ty Đông Ấn Hà Lan (Vereenigde Oost-Indische Compagnie – VOC) là một công ty thương mại, thành lập năm 1602 khi quốc hội Hà Lan trao 21 năm nắm độc quyền thực thi những hoạt động thực dân tại châu Á. Hoạt động của VOC là đại diện cho ‘sức mạnh mẫu quốc’ ở thuộc địa.

voc_11zon.jpg
Đội thương thuyền của VOC tại các thuộc địa qua tranh vẽ. Ảnh: historynet

Đây là công ty đa quốc gia đầu tiên trên thế giới và là công ty đầu tiên sử dụng cổ phiếu. VOC đầy quyền lực, gần như là đại diện của Chính phủ, kể cả khả năng phát động chiến tranh, bỏ tù và hành hình các tù nhân, thay mặt trong các đàm phán hiệp ước, đúc tiền và thành lập thuộc địa. Công ty này từng có xung đột với chúa Nguyễn Phúc Lan với đỉnh cao là trận cảng Eo. Công ty này thiết lập thủ phủ tại Jakarta.

Công ty chính thức giải thể vào ngày 1/1/1800, theo quyết định có hiệu lực của Chính phủ Hà Lan. Các thuộc địa do VOC sở hữu tại quần đảo Indonesia (phần lớn Java, Sumatra, Maluku, và các vùng đất cảng như Makassar, Manado, và Kupang) bị quốc hữu hóa.

-Cách mạng Cuba thành công

Ngày 1/1/1959 trước sức mạnh của phong trào 26 tháng 7 do lãnh tụ Fidel Castro dẫn đầu, nhà độc tài Cuba Fulgencio Batista đã phải trốn chạy khỏi đảo quốc này.

Chiến thắng ngày 1/1/1959 là một trong những sự kiện chính trị có sức ảnh hưởng lớn nhất ở Mỹ Latinh trong thế kỷ XX.

bbat3wm-870x652.jpg
Lãnh tụ Fidel Castro lãnh đạo Cách mạng Cuba thành công. Ảnh: Politico

Cách mạng Cuba thành công, nhân dân cùng các chiến sĩ cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Fidel đã lật đổ chế độ độc tài, thiết lập Nhà nước công nông đầu tiên ở Tây bán cầu, chấm dứt gần 5 thế kỷ đô hộ của thực dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, độc lập, tự do và tiến lên CNXH.

-Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Colombia và Ecuador

Ngày 1/1/1979 Việt Nam và Colombia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

Ngày 1/1/1980 Việt Nam và Ecuador chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao

-Tiệp Khắc tan rã thành CH Séc và Slovakia

Với Đạo luật Hiến pháp 542 được thông qua vào ngày 25/11/1992, các lãnh đạo Tiệp Khắc đồng ý giải thể Tiệp Khắc vào ngày 31/12/1992.

image-20161102-27240-hgipja_11zon.jpg
Tiệp Khắc tan rã thành CH Séc và Slovakia. Ảnh: Politico

Đạo luật có hiệu lực ngay lập tức vào ngày 1/1/1993, và là sự phân tách tự quyết thành các nước độc lập Cộng hòa Séc và Slovakia.

Cả hai quốc gia này giống các quốc gia cũ CHXHCN Séc và CHXHCN Slovakia, được thành lập vào năm 1969 với tư cách là các quốc gia cấu thành của Cộng hòa Liên bang Tiệp Khắc.

-Tổ chức Thương mại Thế giới chính thức được thành lập.

Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước.  Dù không thành nhưng ITO được xem là nền móng cho những ý tưởng về một tổ chức điều chỉnh thương mại quốc tế.

Ngày 1/1/1995 Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization - WTO) chính thức được thành lập.

22761.jpg
Trụ sở WTO tại Mỹ. Ảnh: AP

WTO có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại.

Phần lớn các quyết định của WTO đều dựa trên cơ sở đàm phán và đồng thuận. Mỗi thành viên của WTO có một phiếu bầu có giá trị ngang nhau.

Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO vào ngày 11/1/2007.

-Đồng Euro đến tay người dân

Ngày 1/1/2002, đồng euro chính thức được phát hành đến người tiêu dùng, cả tiền giấy và tiền xu. Đến tháng 3/2002, euro trở thành đồng tiền hợp pháp duy nhất của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.

overview-history-euro_11zon.jpg
euro trở thành 'đối trọng' với đồng USD kể từ khi ra đời. Ảnh: moneygram

Ngoài 18 quốc gia trong Khu vực Liên minh châu Âu đã lưu hành và sử dụng chính thức đồng Euro, một số quốc gia khác đã tham gia vào Liên minh tiền tệ với thành viên trong khu vực và sử dụng đồng Euro như tiền tệ chính thức.

Bên cạnh các thành viên chính thức, một số quốc gia hay địa phận khác cũng đã tự quyết định chọn Euro làm tiền tệ chuẩn (không có quyết định của EU). Thêm vào đó, nhiều quốc gia khác bắt đầu coi đồng Euro là một ngoại tệ quan trọng, thay chỗ cho đồng USD.

-Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (CAFTA) có hiệu lực

Là khu vực mậu dịch tự do được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc, bắt đầu có hiệu lực vào 1/1/2010. Đây là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới xét về diện tích và dân số (1,9 tỉ người trong đó Trung Quốc là hơn 1,3 tỉ người), nhưng đứng thứ 3 về tổng thu nhập quốc dân.

4737-qte.jpg

Theo thỏa thuận chung, các quốc gia thành viên (gồm Trung Quốc và 6 nước sáng lập ASEAN là Brunei, Indonesia, Mã Lai, Philippines, Singapore và Thái Lan) sẽ gỡ bỏ 90% hàng rào thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu của nhau kể từ năm 2010.

Những thành viên khác của ASEAN như Việt Nam hay Campuchia, Lào sẽ tham gia khu vực này theo một lộ trình kéo dài trong 5 năm.

Tổng hợp