Ngày 22/12 năm xưa: Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; Nhật Bản có Thủ tướng đầu tiên; Cổng Brandenburg ở Berlin mở cửa; Mỹ bỏ chính sách ‘Không hỏi – Không nói’

Dòng chảy - Ngày đăng : 06:00, 22/12/2023

Ngày 22/12/1989, sau 28 năm ngăn cách, Cổng thành Brandenburg ở Berlin được mở trở lại, biểu tượng cho thời khắc chấm dứt chiến tranh lạnh giữa Đông và Tây, là cầu nối đến tương lai của nước Đức.

-Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám (nay thuộc tỉnh Cao Bằng). Quân số ban đầu được chia thành 3 tiểu đội, trong đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung.

y-nghia-ngay-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-nam-22-12-202211140708512063-16800805724561036416681.jpg

Năm 2010, theo Việt Nam công bố, lực lượng thường trực Việt Nam gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương có tổng quân số khoảng gần nửa triệu người, và lực lượng quân dự bị khoảng 5 triệu người.

-Nhật Bản có Thủ tướng đầu tiên

Ngày 22/12/1885 Ito Hirobumi trở thành Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản. Ông xuất thân là một Samurai truyền thống từ tỉnh Yamaguchi.

ito-hirobumi.jpg
Ito Hirobumi là Thủ tướng đầu tiên và duy nhất đảm nhiệm 4 nhiệm kỳ tại Nhật. Ảnh: historynet

Sau thời gian học tại Anh, ông trở về Nhật và sau cuộc Cải cách Minh Trị ông trở thành tỉnh trưởng tỉnh Hyogo và sau đó trở thành Thủ tướng đầu tiên của Nhật.

Tổng cộng Ito Hirobumi có 4 lần đắc cử Thủ tướng Nhật với thời gian nắm quyền dài ngắn khác nhau. Năm 1909 ông bị ám sát khi đang ở Trung Quốc.

-Phim Doctor Zhivago ra mắt

Ngày 22/12/1965, bộ phim Mỹ Doctor Zhivago, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Boris Pasternak, do David Lean làm đạo diễn, chính thức ra mắt.

Cuốn tiểu thuyết đã được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel về văn học năm 1958, bị cấm phát hành tại Liên Bang Xô viết cho mãi đến năm 1988.

eb19950407reviews504070303ar.jpg
Poster phim Doctor Zhivago năm 1965. Ảnh: CNET

Bộ phim truyền hình này có sự tham gia của hai diễn viên nổi tiếng là Omar Sharif và Julie Christie, đã trở thành một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất của điện ảnh thế giới. Đến năm 2014 vẫn là phim có doanh thu cao thứ tám mọi thời đại, không tính lạm phát. Phim giành được năm giải Oscar và năm giải Quả cầu vàng.

-Cổng Brandenburg ở Berlin được mở cửa trở lại

Ngày 22/12/1989, sau 28 năm ngăn cách, Cổng thành Brandenburg ở Berlin được mở trở lại trong sự hân hoan và vui mừng khôn xiết của hơn 100.000 người đổ về đây ăn mừng.

Sự kiện này trở biểu tượng của sự thống nhất và hơn nữa còn là biểu tượng của sự chấm dứt chiến tranh lạnh giữa Đông và Tây, là cầu nối đến tương lai của nước Đức.

053ca962961bd38937178aa2f8ba12b3.jpg
Thời khắc hàng ngàn người ở hai bờ Đông - Tây tràn qua cổng Brandenburg, sau 28 năm ngăn cách. Ảnh: DW

Cổng thành Brandenburg (Brandenburger Tor) ở Berlin công trình kiến trúc gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử nhất của nước Đức, được xây dựng từ 1788-1791 dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Carl Gotthard Langhans, cao 26m, rộng 65,5m và sâu 11m, được thiết kế theo phong cách kiến trúc Classicism. Cổng thành được xây dựng nhằm tưởng nhớ Vua Friedrich II sau khi ông qua đời

1961, bức tường Berlin được dựng lên chạy qua cả cổng thành ngăn cách hai bên Tây và Đông Berlin gây ra nhiều thảm họa với không biết bao nhiêu gia đình ở Berlin nói riêng và của nước Đức nói chung. Vì vậy nó đã trở thành biểu tượng của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phe tư bản và xã hội chủ nghĩa.

-Lãnh tụ Romania Nicolae Ceausescu bị lật đổ

Sáng ngày 22/12/1989, vợ chồng ông Nicolae Ceaușescu bị Ion Iliescu và lực lượng ủng hộ lật đổ, phải bỏ trốn bằng trực thăng.

elena-nicolae-corbis_custom-67959d8cb7343e68d390ec1b4c081032a9f545da.jpg
Vợ chồng ông Nicolae - Elena Ceausescu. Ảnh: NPR

Sau đó vài ngày vợ chồng ông bị cảnh sát bắt giữ và bị tòa án tuyên án tử hình. Từ khi bị xử bắn đến nay,cái chết của cựu chủ tịch Ceausescu và vợ vẫn còn gây nhiều tranh cãi tại Rumani.

-Mỹ bỏ chính sách ‘Không hỏi – Không nói’

Ngày 22/122010 – Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ký lệnh về việc bãi bỏ chính sách ‘Không hỏi, không nói’ tồn tại suốt 17 năm.

p122210ck-0122.jpg
Tổng thống Obama ký lệnh bãi bỏ chính sách 'Không hỏi- Không nói'. Ảnh: AP 

Chính sách ‘Không hỏi – Không nói’ (Don’t ask – Don’t tell, viết tắt DADT) nhằm hạn chế quân đội Mỹ không được dùng nỗ lực để khám phá hoặc tiết lộ giới tính của những quân nhân đồng tính kín hay lưỡng tính, đồng thời ngăn cản những người đồng tính phục vụ trong Quân đội.

Những nỗ lực nhằm bãi bỏ chính sách này, có hiệu lực từ năm 1993, tăng lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Barack Obama trong năm 2008.

-Mỹ bắt giữ khủng bố Richard Reid

Ngày 22/12/2001, ba tháng sau vụ khủng bố 11/9, Mỹ đã bắt giữ Richard Reid khi tên khủng bố này định cho nổ một máy bay

Richard Reid người Anh, sinh năm 1973, vốn là gã du thủ du thực, ra tù vào tội. Sau khi ra tù năm 1992 y cải đạo sang Hồi giáo với tên Abdel Rahim rồi sang Pakistan, Afghanistan tham gia huấn luyện trong các nhóm khủng bố của Al-Queda.

an-fbi-agent-and-r-3186895b-jp-8225-9634-1695116382.jpg
Richard Reid bị cảnh sát bắt giữ và áp giải đến trại giam. Ảnh: AP

Chiến binh Hồi giáo người Anh Richard Reid đã cố gắng – bằng cách cố gắng đốt chất nổ giấu trong đế giày bóng rổ cao cấp của mình – để làm nổ tung chiếc máy bay mà anh ta và khoảng 200 hành khách khác đang đi trên đó; anh ta đã bị các hành khách khác khống chế, và một tòa án Hoa Kỳ sau đó đã kết án anh ta chung thân không ân xá.

Tháng 12/2001, Reid mua vé máy bay từ Paris đi Miami, trong hai chiếc gày của y giấu đầy chất nổ và ngòi nổ nhưng không hề bị phát hiện, với ý định sát hại 197 hành khách. Tuy nhiên, ý định man rợ của y đã thất bại vì chất nổ bị ẩm vì…mồ hôi chân của y.

Ngay lập tức tên khủng bố bị phát hiện và bị các tiếp viên và hành khách quật ngã, bắt giữ. Năm 2003 y bị tuyên án chung thân không ân xá. Trong phiên tòa, kẻ khủng bố liên tục chửi…Al-Queda và Hồi giáo đã đẩy hắn vào tù.

Tổng hợp