TP.HCM công bố thêm 3 di tích lịch sử-văn hóa và 1 bảo tàng loại I
Dòng chảy - Ngày đăng : 17:02, 23/11/2023
Giám đốc Sở VH&TT TP Trần Thế Thuận đánh giá tại Lễ công bố quyết định xếp hạng di tích, bảo tàng và trao giải hội thi “Phát huy giá trị di sản văn hóa Hồ Chí Minh” vào sáng 23/11.
Sự kiện do Sở VH&TT phối hợp Hội Di sản Văn hóa TP tổ chức nhân nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XVIII (23/11/2005 - 23/11/2023).
Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Thiếu nhi TP.HCM được chính thức xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa.
Di tích kiến trúc nghệ thuật Bệnh viện Mắt TP.HCM được chính thức xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa.
Di tích lịch sử Căn cứ quận Gò Môn (1961-1969) tại ấp An Bình, xã Trung An, huyện Củ Chi.
Tại buổi lễ, Sở VH&TT TP đã công bố quyết định của UBND TP về công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp TP đối với Nhà thiếu nhi TP, Bệnh viện Mắt TP và Di tích Căn cứ quận Gò Môn (huyện Củ Chi).
Đồng thời, công bố quyết định của Bộ VHTT&DL về việc xếp hạng loại I đối với Bảo tàng Chứng tích chiến tranh và quyết định xếp lại hạng I đối với 3 Bảo tàng gồm: Bảo tàng TP.HCM, Bảo tàng Mỹ thuật và Bảo tàng Lịch sử.
Trao quyết định công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp TP đối với Nhà thiếu nhi TP, Bệnh viện Mắt TP và Di tích Căn cứ quận Gò Môn (huyện Củ Chi).
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Thế Thuận - Giám đốc Sở VH&TT TP cho biết, hiện nay, TP có có 188 di tích được xếp hạng, gồm: 2 di tích quốc gia đặc biệt, 58 di tích quốc gia, 128 di tích cấp thành phố. Trong đó có 17 bảo tàng gồm 11 bảo tàng công lập, với 7 bảo tàng thuộc Sở VH&TT quản lý (trong đó xếp hạng I với 4 bảo tàng, xếp hạng II có 3 bảo tàng, 16 bảo vật quốc gia được lưu giữ tại các bảo tàng) và 6 bảo tàng thuộc sở hữu tư nhân.
Số lượng du khách tới tham quan bảo tàng, các điểm di tích lịch sử - văn hóa ngày càng tăng, trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến với TP. Ban Giám đốc Sở đã và đang tạo điều kiện về mọi mặt để các bảo tàng mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế thông qua các dự án về đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực và trao đổi hợp tác chuyên môn giữa các nước.
Trao quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về xếp hạng và xếp hạng lại bảo tàng loại I.
Theo ông Thuận, công tác đầu tư cho các bảo tàng có nhiều đổi mới, đặc biệt trong việc xây dụng, cải tạo, mở rộng đáp ứng như cầu phát triển và hội nhập quốc tế như xây dựng Bảo tàng Tôn Đức Thắng, thực hiện trưng bày hiện đại hóa tại Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, triển khai công tác chuẩn bị đầu tư cải tạo mở rộng Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TP.HCM, chuẩn bị đầu tư xây dựng mới Bảo tàng TP.HCM,...
Sở đã từng bước đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án, dự án nhằm tạo dựng không gian, môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy giá trị di sản văn hóa của TP thông qua: Đề án phát triển ngành Văn hóa đến năm 2035; Đề án nâng cao chất lượng, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao TP.HCM giai đoạn 2020 – 2025…
Đồng thời thực hiện chính sách tài năng, cơ chế đặc thù thu hút nhân tài, tạo động lực phát triển văn hóa, nghệ thuật, thể thao; Đề án phát triển các ngành Công nghiệp văn hóa TP.HCM giai đoạn 2020 - 2030; Đề án khuyến khích nguồn lực xã hội trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật;...
Với kinh nghiệm và tâm huyết của những cán bộ, công chức viên chức, hội viên công tác trong lĩnh vực di sản văn hóa tại TP.HCM, ngành di sản văn hóa trong những năm tiếp theo sẽ đóng góp thiết thực cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của TP nói riêng và đất nước nói chung, ông Thuận tin tưởng.