Đừng để phim ảnh đánh lừa: Phó Hằng có thật nhưng chỉ yêu một người con gái không phải Ngụy Anh Lạc, hạ sinh 6 đứa con
Dòng chảy - Ngày đăng : 15:49, 21/11/2023
Năm 2018, bộ phim cổ trang "Diên Hi công lược" trở thành một trong những bộ phim nổi tiếng nhất năm. Bất cứ nhân vật nào trong bộ phim đều rất thu hút người xem. Trong đó, chuyện tình giữa Phú Sát Phó Hằng và nữ chính Ngụy Anh Lạc đã trở thành một câu chuyện chẳng thể nguôi ngoai trong lòng khán giả.
Đặc biệt là chi tiết khi Phó Hằng tử trận nơi sa trường, trước khi chết còn nhờ một người bạn thân hỏi Ngụy Anh Lạc, "Kiếp này ta bảo vệ nàng đủ rồi, kiếp sau đổi lại nàng bảo vệ ta được không?". Ngụy Anh Lạc đau lòng đến cùng cực, tâm cũng chết lặng nói một câu: "Được" khiến khán giả điên cuồng lau nước mắt.
Nhưng trong lịch sử, Phó Hằng và Ngụy Anh Lạc thực sự có tình cảm với nhau sao? Đáp án chắc chắn là không. Phó Hằng trong lịch sử thực sự "một đời chỉ yêu một người" nhưng người ấy chính là phu nhân của ông, hai người còn có với nhau 6 đứa con.
Hơn nữa, hình tượng nguyên gốc của Ngụy Anh Lạc là Ngụy Giai thị, thời điểm mới vào cung mang thân phận cung nữ. Nhưng Phó Hằng vốn xuất thân từ danh môn, làm sao có thể quen biết một cung nữ nhỏ bé chốn thâm cung rồi dệt nên một đoạn tình duyên ghi lòng tạc dạ như vậy?
Xem thêm: 2 cuộc tình bất chính nào khiến Càn Long xấu hổ?
Phó Hằng là thiếu gia của gia tộc Phú Sát, từ khi nhà Thanh lập quốc đã được xếp vào bậc trung thần trong triều. Tổ tiên của ông là Vượng Cát Nỗ nhìn xa trông rộng. Năm ấy, Nỗ Nhĩ Cáp Xích khởi binh, Cát Nỗ liền đưa người trong gia tộc quy thuận. Sau đó, với tài năng quân sự của mình đã lấy được sự tín nhiệm từ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, trở thành bậc anh hùng khai quốc của triều Thanh. Những đời sau đó tiếp tục hô mưa gọi gió trong triều đình, đặt nền móng vững chắc cho gia tộc phát triển.
Bá phụ và phụ thân của Phó Hằng đều giữ vai trò quan trọng, là những nhân vật hiển hách trong triều đình. Đặc biệt phụ thân ông làm đến chức quan tổng quản Sát Cáp Nhĩ, một vùng đất đặc biệt quan trọng với triều Thanh lúc bấy giờ. Vốn dĩ địa vị của gia tộc Phú Sát trong triều khi ấy không gì có thể lay chuyển.
Chị gái của ông lại gả cho vua Càn Long, sau khi Càn Long đăng cơ lập tức lên làm hoàng hậu. Chuyện Càn Long yêu thích Phú Sát hoàng hậu đến nhường nào mọi người đều biết. Vì một tầng quan hệ mật thiết với hoàng hậu như vậy mà Càn Long đối với Phú Sát gia cũng thêm nhiều phần ưu ái.
Xem thêm: Vì sao Phúc Khang An lừa Lê Chiêu Thống cắt tóc, gọt đầu?
Phú Sát gia vừa là đại thần trong triều, vừa là họ ngoại, hai quyền uy song song tồn tại. Người lớn lên trong một đại gia tộc như vậy sao có thể muốn cưới một cung nữ làm vợ? Trong lịch sử, Phó Hằng là một người rất ưu tú. Ông sinh năm 1720, dưới sự bồi dưỡng của gia tộc, ông sớm đã trở thành tinh anh trụ cột của đất nước, văn võ song toàn. Năm 20 tuổi tiến cung đảm nhiệm vị trí Lục phẩm Thị vệ, sau đó liên tục thăng chức, đến năm 1747 được trọng dụng làm Hộ bộ thượng thư.
20 tuổi nhập cung, lên như diều gặp gió. Chỉ mất 7 năm để từ một Thị vệ Lục phẩm biến thành Đại quan nhất phẩm trong triều. Tốc độ thăng quan tiến chức như vậy thực sự rất hiếm gặp. Sau này ông tham gia bình định Kim Xuyên, được phong nhất đẳng trung dũng công.
Năm 1754, Chuẩn Cát Nhĩ nổi loạn, trong triều có rất nhiều quan đại thần được cử đến nhưng không thể dẹp yên. Cuối cùng, Phó Hằng tự mình đích thân sử dụng toàn bộ tài năng của mình, với sự giúp sức của Càn Long đế, cuối cùng đã dẹp yên phản loạn.
Càn Long nhận thấy Phó Hằng có công lao lớn nhất trong việc này nên muốn một lần nữa phong ông làm Nhất đẳng Trung dũng công, tuy nhiên bị Phó Hằng một mực từ chối. Nhưng sau chuyện này, Càn Long vẫn luôn ghi khắc trong tim công lao Phó Hằng. Về sau đặt tranh vẽ của Phó Hằng ở vị trí đầu trong các công thần của Tử Quang Các.
Xem thêm: Sự thật ít người biết về Phú Sát Phó Hằng và nghi án quanh việc bị Càn Long 'cắm sừng'
Phó Hằng ưu tú như vậy, phu nhân của ông cũng không phải một người tầm thường. Bà là Qua Nhĩ Giai thị, con gái của một gia tộc danh giá không kém Phú Sát. Hôn nhân của hai người cũng có thể coi là môn đăng hộ đối. Theo sử sách ghi lại, Qua Nhĩ Giai thị vô cùng xinh đẹp, có thể xếp hạng nhất hạng hai trong số những đại mỹ nhân thời ấy.
Bà và Phó Hằng sau khi kết hôn sắt cầm hòa hợp, sinh hạ 6 người con, 4 nam 2 nữ. Các con sau này đều được trọng vọng. Con gái tiến cung, con trai sau này cũng kết hôn cùng công chúa, địa vị của Phú Sát gia càng thêm vững vàng.