Độc đáo nghề gốm không bàn xoay tại Bình Thuận

Du lịch online - Ngày đăng : 08:00, 13/11/2023

Làng gốm Bình Đức (xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, Bình Thuận) là một làng nghề nổi tiếng có từ lâu đời, gắn chặt với đời sống, phong tục tập quán của người Chăm địa phương.

Điều độc đáo của gốm Chăm là các công đoạn đến nay vẫn còn bảo lưu khá nguyên vẹn kỹ thuật và phương thức thủ công truyền thống có từ xa xưa. Từ Album ảnh “Độc đáo nghề gốm không bàn xoay tại Bình Thuận”, gửi tham dự cuộc thi Ảnh và Video Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam, tác giả Nguyễn Quốc Huy xây dựng lại quy trình làm gốm độc đáo của nghề làm gốm Chăm dưới đôi đôi tay tài hoa khéo léo, di chuyển xoay quanh chiếc bàn cố định của người Chăm.

Album ảnh “Độc đáo nghề gốm không bàn xoay tại Bình Thuận” – tác giả Nguyễn Quốc Huy

Từ việc lấy đất sét, chế biến, pha trộn đất, nhào nặn sản phẩm, chỉnh hình, chà bóng đến khâu nung gốm, chế nước nước màu trang trí lên gốm sau khi nung… đều được người nghệ nhân thực hiện theo lối thủ công truyền thống được truyền dạy từ đời trước, đều do phụ nữ Chăm đảm trách. Kỹ thuật nhào nặn gốm Bình Đức không dùng bàn xoay, mà thực hiện bằng đôi bàn tay tài hoa, khéo léo và những bước chân theo nhịp điệu nhẹ nhàng, di chuyển xoay quanh chiếc bàn kê cố định của phụ nữ Chăm, đã biến những mảng đất sét rời rạc thành sản phẩm hết sức tinh tế. Đây là cách làm gốm từ thời kỳ sơ khai của loài người, đã ra đời cách đây hàng ngàn năm.

Album ảnh “Độc đáo nghề gốm không bàn xoay tại Bình Thuận” – tác giả Nguyễn Quốc Huy

Album ảnh “Độc đáo nghề gốm không bàn xoay tại Bình Thuận” – tác giả Nguyễn Quốc Huy

Album ảnh “Độc đáo nghề gốm không bàn xoay tại Bình Thuận” – tác giả Nguyễn Quốc Huy

screenshot-502-.png

Album ảnh “Độc đáo nghề gốm không bàn xoay tại Bình Thuận” – tác giả Nguyễn Quốc Huy

Album ảnh “Độc đáo nghề gốm không bàn xoay tại Bình Thuận” – tác giả Nguyễn Quốc Huy

Album ảnh “Độc đáo nghề gốm không bàn xoay tại Bình Thuận” – tác giả Nguyễn Quốc Huy

Album ảnh “Độc đáo nghề gốm không bàn xoay tại Bình Thuận” – tác giả Nguyễn Quốc Huy

Nghề gốm là nghề mang tính chất “mẹ truyền con nối” từ đời này qua đời khác, với hầu hết các khâu trong quy trình làm gốm như: đập, ủ, nhào trộn đất, nặn sản phẩm ướt, phơi gốm, chỉnh hình, làm bóng trước khi nung…. Nghề hiện đang được tỉnh Bình Thuận nỗ lực bảo tồn và thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.