Loại rau dân dã ở Việt Nam chứa chất ngừa ung thư
Ăn ngon - Sống khỏe - Ngày đăng : 15:07, 19/11/2023
Theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Văn Giang (Hưng Yên), rau lang có tính bình, vị ngọt, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều lần củ khoai, vitamin C cao gấp 5 lần, vitamin B6 gấp 3 lần, riboflavin gấp 10 lần.
Y học cổ truyền cho rằng, rau lang không độc, thích hợp cho mọi đối tượng. Các tác dụng bao gồm nhuận tràng, chống táo bón, thanh nhiệt, phòng chống béo phì, tăng cường thị lực, bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh vàng da, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ và di tinh ở nam giới... Đây được xem là loại rau phòng chống các bệnh viêm đường tiêu hóa, thậm chí ung thư.
Theo các bác sĩ tại Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K (Hà Nội), rau lang chứa nhiều các chất dinh dưỡng như các loại vitamin B, C, E, β-caroten, biotin và các khoáng chất như magie, phốt pho, canxi, natri, kali, mangan, kẽm, đồng, sắt. Gần đây, các hợp chất có hoạt tính sinh học trong rau lang rất được quan tâm nhờ tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư, bảo vệ gan, điều hòa đường huyết và lipid máu.
Rau lang có đặc tính chống oxy hóa nhờ các dẫn xuất của axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin…. Nghiên cứu ghi nhận, vận động viên dùng 200g rau lang mỗi ngày trong 1-2 tuần giảm quá trình oxy hóa lipid, tăng glutathione trong máu, cải thiện khả năng chống oxy hóa trong huyết tương.
Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ rau lang có tác dụng chống ung thư mạnh với các loại tế bào ung thư ruột kết, vú, tiền liệt tuyến, đại trực tràng và phổi. Các polyphenol và anthocyanin điều chỉnh chu kỳ tế bào, cảm ứng gây chết tế bào, giảm tăng sinh thành mạch. IbACP tách chiết từ rau lang có khả năng ức chế dòng ung thư tuyến tụy.
Tại châu Phi và Indonesia, rau lang còn được sử dụng làm bài thuốc điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Một số nghiên cứu mô hình trên chuột đã ghi nhận tác dụng làm giảm lipid máu và chống xơ vữa mạch máu của rau lang. Các chất xơ không hòa tan trong rau lang cản trở sự hấp thu lipid ở ruột non.
Các hợp chất flavonoid và quercetin trong rau lang làm giảm sự hấp thu axit béo trong ruột thông qua điều chỉnh các enzym khác nhau liên quan đến chuyển hóa lipid và biểu hiện của các yếu tố phiên mã liên quan đến tổng hợp chất béo trung tính và cholesterol. Quercetin còn giảm hoạt động của lipase tuyến tụy, ức chế sự hấp thu cholesterol và triglycerid thông qua chất vận chuyển cholesterol và axit béo ở biểu mô.
Đối với tình trạng đường huyết cao, các flavonoid trong rau lang có thể thúc đẩy sự hấp thụ glucose ở mô ngoại vi và tăng cường bài tiết insulin, giảm tình trạng tự hủy của tế bào β tuyến tụy. Ngoài ra, quercetin kích hoạt tái tạo tế bào β trong tuyến tụy, gây tăng tiết insulin. Kết quả là làm giảm khả năng kháng insulin, chống lại bệnh tiểu đường. Tác dụng này đã được chứng minh trong nhiều thí nghiệm trên động vật.
Mặc dù các nghiên cứu trên người khẳng định tác dụng của rau lang chưa nhiều để đưa ra khuyến cáo và liều lượng sử dụng an toàn, việc dùng rau lang vẫn được khuyến khích. Trong đó, hấp là phương pháp nấu hiệu quả nhất để duy trì mức polyphenol và hoạt động chống oxy hóa của loại rau này. Biện pháp giúp hạn chế nguy cơ vào viện vì thói quen ăn rau sốngĂn rau sống là sở thích của nhiều người bởi sự thơm ngon, lại là giải pháp chống ngán khi mâm cơm có nhiều chất đạm, mỡ. Tuy nhiên, không ít người phải vào viện vì thói quen này. Loại rau mọc dại, ít người ăn ở Việt Nam lại được ưa chuộng tại nhiều quốc giaRau sam mọc dại ven đường, bờ ruộng tại Việt Nam, người dân thường dùng để nuôi gia súc lại rất được ưa chuộng ở nhiều quốc gia khác. Loại rau số một giúp hạ đường trong máu, bán nhiều vào mùa đôngBông cải xanh chứa chất xơ và sulforaphane có thể giữ lượng đường trong máu của bạn ổn định.