Đại sứ Malaysia: Việt Nam khai thác 'vườn ươm ý tưởng' trong APEC để nâng cao năng lực
Tin đối ngoại - Ngày đăng : 09:22, 16/11/2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Malaysia tại Việt Nam Dato’ Tan Yang Thai, tháng 4/2023. (Nguồn: TTXVN) |
Chính sách linh hoạt để phục hồi
Malaysia thấy rằng, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện khả năng phục hồi và tính bền vững sau những tác động của đại dịch Covid-19, đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ 8% vào năm 2022.
Bất chấp những bất ổn kinh tế trong năm 2023, như nhu cầu trong nước ở mức vừa phải, lạm phát gia tăng và thách thức từ môi trường bên ngoài, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức 4,7% vào năm 2023, tăng dần lên 5,5% vào năm 2024 và 6,0% vào năm 2025.
Malaysia đánh giá cao những chính sách được điều chỉnh linh hoạt của Chính phủ Việt Nam nhằm giảm bớt tác động của tình trạng bất ổn kinh tế toàn cầu. Malaysia nhìn nhận việc bãi bỏ quy định về thị trường và các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là những sáng kiến nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Bên cạnh đó, ngoài Malaysia, Việt Nam cũng đang tích cực xây dựng quan hệ với các nước láng giềng và các đối tác thương mại chủ chốt. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol gần đây đều đã chính thức thăm Việt Nam.
Mặc dù kinh tế toàn cầu trong quá trình phát triển vẫn đứng trước không ít thách thức mới đòi hỏi chúng ta phải thích ứng và đổi mới, nhưng bối cảnh hiện nay cũng mang đến nhiều cơ hội.
Bối cảnh thế giới hiện nay nhiều đổi thay đòi hỏi chúng ta phải thích ứng và đổi mới, nhưng nó cũng mang đến nhiều cơ hội. Do đó, cả hai nước cần tiếp tục khám phá các lĩnh vực hợp tác chưa được khai thác, chẳng hạn như nền kinh tế kỹ thuật số, phát triển bền vững và các công nghệ mới nổi. Bằng cách tận dụng sức mạnh và nguồn lực tương ứng của mình, chúng ta có thể cùng nhau giải quyết những thách thức này và thúc đẩy các đất nước của chúng ta đi theo con đường tăng trưởng bền vững hơn.
Do đó, Việt Nam cũng như Malaysia phải tiếp tục khai phá các lĩnh vực hợp tác mới, chẳng hạn như nền kinh tế kỹ thuật số, phát triển bền vững và các công nghệ mới nổi. Bằng cách tận dụng sức mạnh và nguồn lực tương ứng, chúng ta có thể cùng nhau giải quyết những thách thức này và thúc đẩy đất nước đi theo con đường tăng trưởng bền vững hơn.
Đại sứ Malaysia tại Việt Nam Dato’ Tan Yang Thai |
Thành viên tích cực của ASEAN, APEC
Việt Nam là thành viên tích cực của một số diễn đàn đa phương và khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Việc Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 thể hiện cam kết cao đối với hội nhập và hợp tác kinh tế trong khu vực cũng như nhiệt tình mở cửa kinh tế và tự do hóa thương mại. Việt Nam đã là thành viên tích cực trong ASEAN kể từ đó.
Trong ASEAN, Malaysia và Việt Nam đều cam kết tăng cường hội nhập kinh tế khu vực sâu sắc hơn bằng cách thúc đẩy Kế hoạch tổng thể Cộng đồng kinh tế ASEAN 2025 (AEC 2025).
Để trở thành tâm điểm của tăng trưởng, chương trình nghị sự xây dựng AEC cần phát triển theo các xu hướng lớn, mới nổi, linh hoạt và chủ động trong việc tận dụng các động lực tăng trưởng mới, cụ thể là chuỗi cung ứng toàn cầu, chuyển đổi kỹ thuật số, kinh tế xanh, kinh tế sáng tạo, kinh tế bao trùm. Các quốc gia thành viên ASEAN đang nỗ lực hiện thực hóa bằng các công việc cụ thể. Malaysia mong nhận được sự hỗ trợ của Việt Nam trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2025.
Malaysia hoan nghênh sự tham gia tích cực của Việt Nam trong APEC. Việt Nam gia nhập APEC năm 1998, đăng cai Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC năm 2006 và 2017. APEC luôn được mệnh danh là “vườn ươm” ý tưởng và nền tảng phù hợp nhất để các nước đang phát triển như Malaysia và Việt Nam khai thác nâng cao năng lực trong nhiều lĩnh vực.
Việt Nam luôn là nước chủ động, tham gia và đóng góp tích cực cho hợp tác kinh tế - kỹ thuật (ECOTECH) trong APEC. Những năm qua, Việt Nam đã tổ chức nhiều dự án nâng cao năng lực trong các lĩnh vực như hiệp định thương mại, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, năng lượng, biến đổi khí hậu và an ninh lương thực, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) và khởi nghiệp, số hóa lực lượng lao động cũng như nền kinh tế số. Nhiều dự án Malaysia đã có cơ hội tham gia.
Việt Nam cũng đóng vai trò tích cực trong việc hiện thực hóa Tầm nhìn APEC Putrajaya 2040 thông qua triển khai Kế hoạch hành động Aotearoa (APA) và các Mục tiêu Bangkok. Việc tham gia APEC có ý nghĩa thực chất đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Hầu hết các đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu của Việt Nam đều là các nền kinh tế thành viên APEC.
Theo đó, 11/16 hiệp định thương mại tự do (FTA)Việt Nam ký kết và đàm phán là với các đối tác trong APEC. Thông qua nền tảng APEC, Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với tất cả 20 nền kinh tế còn lại và tiếp tục nỗ lực tăng cường hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa với cộng đồng APEC hướng tới xây dựng một châu Á-Thái Bình Dương cởi mở, năng động, kiên cường và hòa bình như mục tiêu của Tầm nhìn APEC Putrajaya 2040.
Các nhà lãnh đạo APEC đang họp tại San Francisco (California, Mỹ) để đánh giá kết quả cũng như ưu tiên năm 2023. Cần nhấn mạnh rằng, APEC với tư cách là một diễn đàn kinh tế, có ý nghĩa sống còn để các nền kinh tế thành viên tiếp tục nâng cao năng lực phát triển kinh tế hướng tới một khu vực ổn định và thịnh vượng.