Thời sự 24 giờ: Tập đoàn Mỹ Hạnh huy động cả ngàn tỉ nhưng đưa vào kinh doanh chỉ khoảng 1%

Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 11/11/2023

CA Q.Cầu Giấy (Hà Nội) khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với bà Phạm Mỹ Hạnh - chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Mỹ Hạnh. Đến thời điểm hiện tại, Cơ quan cảnh sát điều tra ghi nhận trong số hơn 1.200 tỉ đồng huy động được thì tiền đưa vào kinh doanh chỉ khoảng 1%.

Bộ Tài chính không muốn có trách nhiệm trong thẩm định giá bán lẻ điện

Tham gia ý kiến dự thảo thay thế quyết định 24/2017 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Tài chính nhấn mạnh quan điểm chỉ phối hợp thẩm định giá bán lẻ điện trong trường hợp giá biến động bất thường.

Dẫn các quy định tại Luật Giá, Luật Điện lực, Bộ Tài chính cho hay Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện, trong đó có giá điện.

Xem thêm: EVN dựa vào đâu để tăng giá điện một năm 2 lần?

anh-duoc-tao-boi-phanthuytrangbaochinhphu-luc-4678893841759-1684402721775359674776.png

Xem thêm:  EVN phải minh bạch mọi thông tin nếu được phép tự tăng, giảm giá điện

Theo đó, Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì xây dựng khung giá, cơ chế điều chỉnh, biểu giá bán lẻ điện trình Thủ tướng, cũng như hướng dẫn lập khung giá phát điện, truyền tải, dịch vụ phụ trợ, phí điều độ...

Xem thêm: 'Điện là mặt hàng nhạy cảm, cần luật hóa quy định điều chỉnh giá điện'

Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị không quy định trách nhiệm phối hợp của cơ quan này tại dự thảo quyết định. Đồng thời, dự thảo cần bỏ nội dung Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gửi hồ sơ báo cáo phương án giá bán điện bình quân tới Bộ Tài chính.

Xem thêm: Khởi tố Giám đốc Công ty Mua bán điện của Tập đoàn EVN

Bộ Tài chính cũng muốn không quy định trách nhiệm phối hợp rà soát nếu giá điện bán lẻ bình quân tăng 5 - 10%. Trường hợp này, Bộ Công Thương chủ động rà soát và có ý kiến với phương án giá bán lẻ điện bình quân do EVN trình.

Trường hợp giá điện tăng 10% trở lên, ảnh hưởng tới vĩ mô, Bộ Tài chính sẽ là một trong số các bộ, ngành góp ý kiến về phương án giá sau rà soát của Bộ Công Thương.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề nghị không quy định về trách nhiệm của họ về xem xét, kiểm tra các báo cáo, tính toán của EVN; không bắt buộc phải tham gia họp, báo cáo và chủ động có ý kiến gửi cơ quan chủ trì (Bộ Công Thương) về phương án giá bán lẻ điện hằng năm. Bộ chỉ có ý kiến trên cơ sở đề nghị từ phía Công Thương.

Tập đoàn Mỹ Hạnh huy động cả ngàn tỉ nhưng đưa vào kinh doanh chỉ khoảng 1%

CA Q.Cầu Giấy (Hà Nội) khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với bà Phạm Mỹ Hạnh - chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Mỹ Hạnh. Bà Hạnh được xác định cùng cộng sự đưa ra thông tin không đúng sự thật về việc có dự án đầu tư trồng sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam và Kon Tum.

img2985-16995833716131182873974_11zon.jpg
Bắt giam bà Phạm Mỹ Hạnh.

Xem thêm: Huy động hơn 1.200 tỷ trồng sâm Ngọc Linh ảo: Phạm Mỹ Hạnh vừa bị bắt là ai?

Qua điều tra, bước đầu xác định bà Hạnh cùng cộng sự ở Tập đoàn Mỹ Hạnh đưa ra rất nhiều thông tin quảng bá về hoạt động của tập đoàn, tổ chức hội thảo, ý tưởng dự án… để lôi kéo nhà đầu tư tham gia góp vốn.

Bà Hạnh chỉ đạo đưa ra cam kết lãi suất rất hấp dẫn từ 24% đến 48%/năm với các loại hợp đồng như hợp đồng vay vốn, góp vốn trồng sâm Ngọc Linh, bán cổ phần. Từ năm 2020 đến 2022, Tập đoàn Mỹ Hạnh đã huy động được hơn 1200 tỷ đồng.

Xem thêm: Bát nháo thị trường sâm Ngọc Linh, đại gia rởm gom gần 1.264 tỷ làm 'dự án ma'

Theo CA Q. Cầu Giấy, sau khi huy động được cả ngàn tỉ đồng, Tập đoàn Mỹ Hạnh đã không bổ sung tiền vào phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đến thời điểm hiện tại, Cơ quan cảnh sát điều tra ghi nhận trong số hơn 1.200 tỉ đồng huy động được thì tiền đưa vào kinh doanh chỉ khoảng 1%.

Số tiền huy động được Tập đoàn Mỹ Hạnh dùng để trả lãi suất cho các nhà đầu tư, chi tiêu vào mục đích khác và mua bất động sản đứng tên Phạm Mỹ Hạnh. Bên cạnh đó, đến nay bà Hạnh cũng chưa chứng minh tiền huy động được của nhà đầu tư đã sử dụng vào mục đích gì.

Xem thêm: Rao bán la liệt sâm Ngọc Linh mập ú, giá chỉ 300 nghìn đồng/củ

base64-1699600000436422416507_11zon.jpg
Phạm Mỹ hạnh đang 'giới thiệu' mô hình trồng sâm Ngọc Linh với khách hàng.

Hành vi của bà Hạnh có đủ yếu tố cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vào ngày 9/11, sau khi tống đạt các quyết định, CA Q. Cầu Giấy đã khám xét chỗ ở, nơi làm việc của bị can, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật liên quan hành vi phạm tội.

CA Q. Cầu Giấy đang tiến hành xác định các nguồn tiền bà Hạnh chiếm đoạt bất hợp pháp để thu hồi. Đồng thời mở rộng điều tra, làm rõ những người đã giúp sức cho bà Hạnh.

Rà soát kết quả thẩm định ĐTM dự án lấn biển Quảng Ninh

Bộ TN-MT có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh rà soát kết quả thẩm định báo cáo ĐTM dự án vùng đệm vịnh Hạ Long.

Xem thêm: Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra phản ánh dự án quây núi đá vịnh Hạ Long làm "hòn non bộ"

Theo Bộ TN-MT, sau khi các cơ quan báo chí phản ánh việc Công ty TNHH Đỗ Gia Capital triển khai thi công xây dựng dự án khu đô thị có nguy cơ tác động xấu đến cảnh quan thiên nhiên khu vực và ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước vịnh Hạ Long, bộ đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo rà soát quá trình thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án.

Xem thêm: Hé lộ vi phạm của chủ đầu tư trong việc lấp vùng đệm vịnh Hạ Long?

Xem xét kỹ lưỡng nội dung báo cáo ĐTM và quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM có tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hay chưa để có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời…

Xem thêm: Dự án quây hòn non bộ vịnh Hạ Long vi phạm nhiều quy định

ha-long.jpg

Xem thêm: Bộ Văn hóa yêu cầu bảo vệ di sản vụ lấn biển vịnh Hạ Long làm đô thị

Đồng thời cần lưu ý một số vấn đề như sự phù hợp của dự án với Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Xem thêm: Vịnh Hạ Long gây choáng ngợp trong phim bom tấn Hollywood như thế nào?

Bộ TN-MT đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo kiểm tra, giám sát chủ đầu tư trong việc thực hiện các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường phải xử lý nghiêm theo đúng quy định.

UBND tỉnh Quảng Ninh báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 15/11.

Phó giám đốc Công ty Thành Bưởi bị bắt

Ngày 10/11, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Định Quán (Đồng Nai) đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam với ông Lê Dương - phó giám đốc Công ty TNHH Thành Bưởi.

Đây là kết quả mở rộng điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ xảy ra ngày 30-9 tại Km48 quốc lộ 20 (đoạn qua ấp 3, xã Phú Vinh, huyện Định Quán).

Xem thêm: Phó Giám đốc Công ty Thành Bưởi đối diện với án phạt nào?

Ông Lê Dương (32 tuổi) là con trai ông Lê Đức Thành (67 tuổi, giám đốc Công ty TNHH Thành Bưởi).

Ông Dương bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi "điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ".

Xem thêm: Nhà xe Thành Bưởi nói gì về thông tin liên quan nhà xe Thành Lê?

khoi-to-le-duong-16995916816871400029712_11zon.jpg

Xem thêm: Lý do xe khách vi phạm tốc độ hàng trăm, ngàn lần một tháng mới phát hiện

Theo điều tra, ngày 30/9, ông Lê Dương ký lệnh vận chuyển điều động tài xế Hoàng Văn Tính (37 tuổi, quê Thừa Thiên Huế) lái xe khách biển số 50F-004.83 đi từ TP.HCM đến TP Đà Lạt (Lâm Đồng). Lúc đó tài xế Tính đang bị Công an tỉnh Lâm Đồng tước giấy phép lái xe 3 tháng (từ ngày 5/8).

Khi đến Km48 đoạn thuộc ấp 3, xã Phú Vinh, huyện Định Quán, Tính chạy xe vượt bên trái xe tải biển số 60C-345.13 đi cùng chiều phía trước. Hậu quả khiến 5 người chết, 3 người bị thương.

Xem thêm: Sự trùng hợp đáng sợ trong 2 vụ tai nạn giao thông ở Lạng Sơn và Đồng Nai

Ngày 1/10, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, lệnh tạm giam với Hoàng Văn Tính để điều tra về hành vi "vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ".

Ngày 3/11, thanh tra Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với Công ty TNHH MTV Thành Bưởi (nhà xe Thành Bưởi).

Xem thêm: Theo chân xe hợp đồng trá hình

Theo quyết định xử phạt, nhà xe Thành Bưởi đã có vi phạm hành chính hàng loạt hành vi: Không thực hiện đúng quy trình bảo đảm an toàn giao thông theo quy định; Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải khách du lịch không thực hiện đúng quy định về đón, trả khách tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện…

Xem thêm: Từ vụ Thành Bưởi: Đừng quản lý kiểu có tai nạn mới mạnh tay xử lý

Sở Giao thông vận tải TP.HCM xử phạt hành chính nhà xe Thành Bưởi tổng số tiền 91 triệu đồng. Đồng thời, phạt bổ sung bằng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô của Công ty TNHH MTV Thành Bưởi với thời hạn là 3 tháng

Đề xuất hỗ trợ tiền cho phụ nữ sinh con thứ hai

Tại hội thảo Mức sinh thấp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, ông Mai Trung Sơn, Cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết

Dự thảo Luật Dân số đang được Bộ Y tế tham mưu xây dựng, trong đó đề xuất khuyến khích sinh đủ hai con tại tỉnh, thành có mức sinh thấp, hỗ trợ một lần bằng tiền khi phụ nữ sinh con thứ hai do trong quá trình mang thai cần nghỉ làm, bồi dưỡng sức khỏe.

Cùng đó, dự thảo đề xuất miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học, đặc biệt các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tỉnh, thành có mức sinh thấp rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít mà khuyến khích, tạo điều kiện sinh đủ hai con.

"Nếu mức sinh dưới 1,3 con ở một phụ nữ thì hầu như địa phương không có khả năng hồi phục về mức sinh thay thế", ông Sơn nói thêm rằng mức sinh ở các vùng "ngày càng khoảng cách rộng ra".

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhìn nhận tốc độ gia tăng dân số của Việt Nam đã được khống chế, đạt mức sinh thay thế suốt 15 năm qua, tức là trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam sinh khoảng 2,1 con. Song, Việt Nam đang đối mặt tình trạng chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng.

Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở gần nhất, mức sinh của hầu hết vùng kinh tế - xã hội đều giảm, riêng vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long "giảm rất sâu". Hiện mỗi phụ nữ tuổi sinh đẻ ở vùng Đông Nam bộ chỉ sinh 1,56 con, vùng đồng bằng sông Cửu Long là 1,8 con.

Hiện 33 tỉnh, thành có mức sinh cao (trên 2,2 con). 21 tỉnh, thành có mức sinh thấp (dưới hai con). Một số nơi mức sinh rất thấp, tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung. TP HCM có mức sinh thấp nhất nước, chỉ 1,24 con trên một phụ nữ tuổi sinh đẻ. Trong khi đó, các vùng còn lại, mức sinh giảm nhưng vẫn còn cao. Tây Nguyên hay miền núi phía Bắc, trung bình một phụ nữ sinh trên 2,4 con.

Tổng hợp