Cận cảnh chiếc tàu hỏa hơi nước bị lãng quên tại Hà Nội

Nhịp sống - Ngày đăng : 06:09, 10/11/2023

Một kế hoạch làm sống lại chiếc đầu máy xe lửa Tự Lực bị lãng quên tại Hà Nội đang được triển khai. Khi nhóm dự án tiếp cận, cỏ dại và dây leo đang "nuốt chửng" hiện vật lịch sử này.
Cận cảnh chiếc tàu hỏa hơi nước bị lãng quên tại Hà Nội - 1

Nằm lẩn khuất trong khu vườn nhãn của Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội), chiếc đầu máy xe lửa số hiệu 141-179 là hiện vật còn sót lại của kỷ nguyên tàu hỏa hơi nước Việt Nam.

Cận cảnh chiếc tàu hỏa hơi nước bị lãng quên tại Hà Nội - 2

Hiện vật được phát lộ khi nhóm tổ chức Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 lên ý tưởng cải tạo không gian Nhà máy xe lửa Gia Lâm thành nơi tổ chức sự kiện. Khi phóng viên Dân trí tiếp cận, chiếc đầu máy đã ở trong tình trạng hoen gỉ, rêu phong.

Cận cảnh chiếc tàu hỏa hơi nước bị lãng quên tại Hà Nội - 3

Qua tìm hiểu, đây là đầu máy hơi nước số hiệu 141-179 từng được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ký biên bản bàn giao cho Bảo tàng Hà Nội vào năm 2020 để trưng bày. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong việc tiếp nhận từ phía Hà Nội đã khiến hiện vật chưa được chuyển khỏi nhà máy.

Cận cảnh chiếc tàu hỏa hơi nước bị lãng quên tại Hà Nội - 4

Lần ngược dòng lịch sử, đầu máy 141-179 được Đường sắt Việt Nam phối hợp với Trung Quốc sản xuất vào năm 1966, lấy nguyên mẫu thiết kế của đầu máy lớp 141 Mikado (Pháp), đặt tên là Tự Lực. 141 cũng là dòng đầu máy hơi nước "huyền thoại" tại Việt Nam.

Những đầu máy cùng lớp với chiếc Tự Lực 141-179 gồm có chiếc 141-158 đã kéo đoàn tàu Thống Nhất đầu tiên khai thông đường sắt Bắc - Nam ngày 31/12/1976 (nay được trưng bày tại Ga Sài Gòn), hay chiếc 141-206 đang được trưng bày tại Ga Đà Nẵng.

Cận cảnh chiếc tàu hỏa hơi nước bị lãng quên tại Hà Nội - 5

So với những "người anh em" được phục chế và trưng bày, chiếc Tự Lực 141-179 có số phận trầm lặng hơn. Nó đã nằm tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm hàng chục năm và trong tình trạng xuống cấp. Trên cánh gió chỉ còn dấu vết rất mờ của logo cờ đỏ sao vàng.

Cận cảnh chiếc tàu hỏa hơi nước bị lãng quên tại Hà Nội - 6

Dòng số hiệu 141-179 đã bong tróc, không còn nhìn rõ.

Cận cảnh chiếc tàu hỏa hơi nước bị lãng quên tại Hà Nội - 7

Thiết kế đặc trưng tạo nên cái tên 141 là 4 cặp bánh chủ động (đầu máy có 1 cặp bánh dẫn hướng, 4 cặp bánh chủ động và 1 cặp bánh theo sau). Các cặp bánh chủ động nhận lực từ động cơ hơi nước để tạo ra lực kéo đoàn tàu.

Cận cảnh chiếc tàu hỏa hơi nước bị lãng quên tại Hà Nội - 8

Đầu máy 141 có lực kéo 1.100 mã lực, khỏe nhất Việt Nam vào thời điểm được sản xuất. Tốc độ chạy tàu khoảng 67km/h (Nguồn: Railwaysinvietnam).

Cận cảnh chiếc tàu hỏa hơi nước bị lãng quên tại Hà Nội - 9

Vị trí cửa buồng đốt, nơi công nhân đốt lò sẽ xúc than vào để duy trì sức kéo đầu máy. Kíp lái tàu thường có 3 vị trí: một chỉ huy, một lái máy và một đốt lò.

Cận cảnh chiếc tàu hỏa hơi nước bị lãng quên tại Hà Nội - 10

Đầu máy kéo theo một "tăng đe" (tender) là nơi chứa than đá và nước để phục vụ việc chạy tàu.

Cận cảnh chiếc tàu hỏa hơi nước bị lãng quên tại Hà Nội - 11

Đèn pha nằm trên đỉnh đầu máy, sử dụng nguồn điện từ dynamo.

Cận cảnh chiếc tàu hỏa hơi nước bị lãng quên tại Hà Nội - 12

Cản trước hình tam giác đặc trưng của các đầu máy xe lửa truyền thống.

Cận cảnh chiếc tàu hỏa hơi nước bị lãng quên tại Hà Nội - 13

Đầu đấm móc nối để liên kết đầu máy với các toa xe.

Cận cảnh chiếc tàu hỏa hơi nước bị lãng quên tại Hà Nội - 14

Quá trình khai thác đầu máy hơi nước 141 tại Việt Nam kéo dài tới thập niên 1990 thì giảm dần và dừng hẳn vào đầu thập niên 2000 bởi sự xuất hiện những đầu máy chạy dầu diesel (Ảnh: Railwaysinvietnam).

Cận cảnh chiếc tàu hỏa hơi nước bị lãng quên tại Hà Nội - 15

Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Việt Nam 2023, khuôn viên Nhà máy xe lửa Gia Lâm và bản thân đầu máy hơi nước 141-179 sẽ được làm vệ sinh, cải tạo thành không gian triển lãm, tham quan cho du khách.