Những loại rau củ độc hơn thạch tín, chú ý kẻo hối hận

Ăn ngon - Sống khỏe - Ngày đăng : 09:38, 04/11/2023

Rau củ quả rất tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin. Tuy nhiên, có một số loại rau củ quả sinh ra chất độc do bị dập nát, mọc mầm.
Những loại rau củ độc hơn thạch tín, chú ý kẻo hối hận
Khoai tây mọc mầm không nên ăn. Ảnh: STYLECRAZE

Bác sĩ Lê Hữu Nghị - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Xây dựng - cho biết, có một số loại rau củ mọc mầm độc hơn thạch tín tuyệt đối không được ăn. Mọi người đừng tiếc, kẻo rước bệnh cho cả nhà.

1. Dưa muối chưa chín: Dưa muối xổi, dưa chưa chín gây họa cho người ăn. Những ngày đầu, hàm lượng nitrit trong dưa tăng khá cao, sau đó sẽ giảm dần và mất hoàn toàn khi dưa chín vàng.

Nếu bạn ăn xổi, dưới tác động của axit amin sẽ tạo chất nitrosamine và gây ung thư nếu bạn ăn thường xuyên. Vì vậy, không nên ăn dưa muối xổi. Mỗi ngày, chỉ nên ăn khoảng 50 gram dưa muối chín, 2-3 lần/ tuần.

2. Vỏ bạch quả: Chứa chất độc ginkho acid, hydrogenated ginkgo acid và hinkgo alcohol gây tổn thương hệ thần kinh trung ương và ngộ độc.

3. Gừng thối, gừng mọc mầm: Gừng thối gây hại gan vì có chứa một lượng nhỏ safrole. Đây là độc tố cực mạnh có thể gây hoại tử tế bào gan. Sau khi gừng bị thối, độc tố safrole sẽ lan ra toàn bộ củ gừng khiến tưởng lành lặn nhưng thực tế củ gừng đã bị nhiễm độc. Vì vậy, gừng hỏng nên vứt bỏ.

Gừng mọc mầm làm giảm giá trị dinh dưỡng, do đó cũng không nên ăn.

g
Gừng mọc mầm làm giảm giá trị dinh dưỡng. Ảnh: STYLECRAZE

4. Rau củ gọt, cắt sẵn bọc thành gói nhưng bị hỏng: Những loại này chất lượng kém, thối mốc được người bán cắt bỏ phần hỏng bán cho người tiêu dùng cũng nên tránh.

5. Các loại rau củ quả bị héo, mốc: Những thực phẩm này siêu rẻ nhưng giá trị dinh dưỡng kém. Chưa kể rau bị mốc chứa vi khuẩn nấm độc. Đặc biệt là độc tố aflatoxin. Đây là loại độc tố có trong thực phẩm mốc. Loại độc tố này gây độc trực tiếp tế bào gan, thoái hóa, hoại tử và ung thư gan.

6. Vỏ khoai tây, khoai tây mọc mầm: Trong vỏ khoai tây có glycoalkaloids - một chất khi ăn vào tích lũy dần trong cơ thể và sẽ gây độc. Nhiều người tưởng ăn vỏ khoai tây không có vấn đề gì nhưng đó là sai lầm. Củ khoai tây mọc mầm có nhiều độc tố. Tuyệt nhiên không nên ăn.

7. Vỏ khoai lang: Nếu khoai lang mọc mầm cũng không nên giữ lại. Bởi khi mọc mầm, lớp biểu bì của khoai lang sẽ xuất hiện những đốm đen, tiết ra độc tố. Thậm chí, dù được nấu với nhiệt độ cao, lượng độc tố này vẫn không bị phân hủy, nếu đi vào cơ thể người sẽ làm suy yếu chức năng gan, thận.

Vỏ khoai lang hại cho gan vì chứa nhiều chất kiềm, ăn nhiều gây khó chịu cho đường tiêu hoá.

8. Khoai mì (sắn) mọc mầm: Có chất alkaloid solanine được sinh ra khi khoai mì mọc mầm và cực độc. Ăn vào gây tiêu chảy, ói mửa, đau tức ngực và nguy hiểm.

9. Lá cà chua: Có solamin và tomatin đều là độc tố.

10. Vỏ quả hồng: Khi quả còn non, axit tannic tập trung ở phần thịt, khi chín chất này ra phần vỏ. Axit tannic vào dạ dày kết hợp với protein trong thực phẩm tạo cục u lớn nhỏ gọi là sạn trái hồng trong dạ dày, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

11. Đậu phộng (lạc) nảy mầm: Rất nhiều độc tố aflatoxin - chất gây ung thư.

12. Hạt củ đậu: Có chất rotenon - đây là chất dùng sản xuất thuốc trừ sâu, cực độc.

13. Lá và hoa cây cà tím: Do có solanin tập trung ở 2 bộ phận này và gây độc.

Hà Lê