Có nên đổ hết lỗi cho Ngọc Trinh khi được giới trẻ thần tượng?

Giáo dục - Đời sống trẻ - Ngày đăng : 00:44, 28/10/2023

Nhiều người nói Ngọc Trinh tác động xấu đến giới trẻ, làm lệch lạc trong nhận thức của những ai chọn sai thần tượng. Nhưng vẫn phải hỏi rằng bạn giáo dục con cái thế nào để chúng biết phân biệt tai tiếng và nổi tiếng của các ngôi sao giải trí?

Ngọc Trinh là hình mẫu bắt chước nguy hiểm của giới trẻ?

Một thực tế đáng buồn cần phải nhìn nhận rằng rất đông những người trẻ đang thần tượng Ngọc Trinh. Họ yêu mến hay không, chuyện đó không quan trọng. Điều đáng lo sợ hơn là dường như họ ngưỡng mộ cách người mẫu này nổi tiếng, cách cô ấy kiếm tiền, cách Trinh khoe hàng hiệu từ việc mua sắm quần áo, siêu xe, nhà cửa trên mạng xã hội.

Những thức lấp lánh ấy đã làm nhiều bạn trẻ có khát khao, mong muốn được như Ngọc Trinh hay cố gắng tìm cách để trở nên nổi tiếng, giàu có bất chấp thị phi.

gbgf.jpg
Ngọc Trinh tạo nên hệ luỵ xấu cho cộng đồng

Và việc gần đây Ngọc Trinh bị bắt vì tạo dáng lái mô-tô, rõ ràng cô đang tạo ảnh hưởng tiêu cực đến người trẻ. Theo chia sẻ của giảng viên Lê Minh Tiến thuộc trường ĐH Mở TPHCM trên báo Kinh tế Sài Gòn, các nhà nghiên cứu đã nói đến môi trường sản sinh tội phạm (criminogenic) của các phương tiện truyền thông đại chúng vì những lý do sau.

Thứ nhất, khi hành vi lệch lạc và tội phạm được phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng và truyền thông xã hội sẽ thúc đẩy những hành vi phạm tội và lệch lạc trong tương lai (chứ không gây ra tức thời, trực tiếp). Bởi như nhà xã hội học tội phạm người Mỹ Edwin Hardin Sutherland (1883-1950) từng chứng minh “tội phạm là hành vi được học hỏi” (crime is learning).

Cách Ngọc Trinh quay phim lái mô-tô bất chấp nguy hiểm và hiểu biết về luật pháp, điều này sẽ là “hình mẫu bắt chước” trong tương lai, đặc biệt là giới trẻ. Theo đó, hành vi của người mẫu này có thể thúc đẩy cho những sai phạm trong tương lai của những cá nhân khác.

Có nên đổ hết lỗi cho Ngọc Trinh, khi bạn chịu trách nhiệm giáo dục cho con cái?

Trở lại vấn đề trên, giảng viên Lê Minh Tiến cũng nhấn mạnh rằng không phải bất kỳ ai xem được các hình ảnh sai lệch, tội phạm trên truyền thông hay mạng xã hội đều sẽ bắt chước làm theo trong đời sống thực.

Anh chia sẻ trong công trình nghiên cứu về thiên hướng tội phạm của nhà xã hội học người Bỉ - Adolphe Quételet cho thấy mỗi người đều có thiên hướng phạm tội ở những mức độ cao thấp khác nhau và tùy theo độ tuổi. Nhưng độ tuổi thanh thiếu niên có thiên hướng tội phạm cao nhất.

rgrg.jpeg
Chú trọng giáo dục đứa trẻ để chúng có thể phân biệt được đúng sai

Vị giảng viên này kết luận vì muốn kiềm chế các thiên hướng tội phạm nơi con người nên nhà nước mới đẩy mạnh việc giáo dục, đề ra các quy tắc, chuẩn mực xã hội, phổ biến cái tốt, cái hợp chuẩn để không “khơi gợi” thiên hướng tội phạm và lệch lạc nơi con người.

Đến đây, bạn đã thấy rõ tầm quan trọng của giáo dục trong sự phát triển của một cá nhân chứ? Đó là giáo dục của gia đình và nhà trường trong việc hình thành nhân cách, trí tuệ cho một đứa trẻ.

thế, chúng ta không thể đổ hết tội lỗi cho Ngọc Trinh khi những người trẻ chọn cô làm thần tượng. Trước khi nói đến tác động xấu của một người mẫu thị phi, hãy giáo dục tử tế con cái chúng ta.

Với tư cách của những người làm cha mẹ, bạn phải có trách nhiệm giúp con phân biệt được tốt xấu, sai đúng. Khi đứa trẻ được bồi dưỡng từ nhân cách đến kiến thức, lúc đấy bạn không cần phải lo lắng về việc con mình liệu có lấy Ngọc Trinh làm thần tượng.

An Nhiên (Tổng hợp MXH)