Thời sự 24 giờ: CA TP Thủ Đức mời anh em Quốc Cơ – Quốc Nghiệp lên làm việc

Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 23/10/2023

Liên quan vụ 'Quốc Cơ, Quốc Nghiệp vừa chạy xe vừa xiếc chồng đầu', cơ quan chức năng TP Thủ Đức đang mời Quốc Cơ, Quốc Nghiệp lên làm việc để làm rõ video được dư luận quan tâm đang lan truyền trên mạng xã hội.

CA TP Thủ Đức mời anh em Quốc Cơ – Quốc Nghiệp lên làm việc

Liên quan vụ "Quốc Cơ, Quốc Nghiệp vừa chạy xe vừa xiếc chồng đầu", cơ quan chức năng TP Thủ Đức đang mời Quốc Cơ, Quốc Nghiệp lên làm việc để làm rõ video được dư luận quan tâm đang lan truyền trên mạng xã hội.

Cơ quan chức năng đang làm rõ việc thực hiện video đã xin phép địa phương hay chưa và có được đồng ý thực hiện.

Xem thêm: Quốc Nghiệp nói gì tại cơ quan công an?

base64-16979442871491919819999_11zon.jpg

Xem thêm: Xử lý ra sao với quảng cáo xe máy điện mà Quốc Cơ - Quốc Nghiệp làm xiếc gây bức xúc?

Bước đầu cơ quan chức năng đã làm rõ được một số tình tiết liên quan đến video được đăng tải trên trang mạng xã hội của hãng xe mà hai nghệ sĩ này quảng cáo. Hai video này đã được ẩn khỏi mạng sau khi có dư luận lùm xùm về vụ việc này.

Trước khi biểu diễn tư thế trên, nghệ sĩ chồng đầu từ trên xuống được buộc dây an toàn vào người và di chuyển. Khi video này được đăng tải đã được cắt bỏ bớt các phần hậu trường và hình ảnh dây bảo hộ. Khu vực mà hai nghệ sĩ quay video vừa chạy xe vừa diễn xiếc được thực hiện tại một khu chung cư ở phường An Khánh, Thủ Đức.

Xem thêm: Nếu đại sứ thương hiệu bị tạm giam như Ngọc Trinh, nhãn hàng ứng xử sao?

Quốc Cơ cho biết đây là hình ảnh anh và em trai là Quốc Nghiệp thực hiện động tác chồng đầu lái xe máy để chụp hình quảng cáo cho một nhãn hiệu xe. Việc thực hiện quảng cáo này cách đây khoảng hai tháng, trong điều kiện chỉ biểu diễn để lấy hình ảnh, có người trợ giúp xung quanh.

Xem thêm: Cú trượt ngã của Ngọc Trinh

chongdau-2236-1697950708.jpg

Xem thêm: 3 người đàn ông giúp Ngọc Trinh 'đổi đời' giờ ở đâu và ra sao?

Cộng đồng mạng có những ý kiến trái chiều. Nhân vụ Ngọc Trinh bị bắt, có người lên án, trách móc hai nghệ sĩ vì đã vừa chạy xe vừa biểu diễn xiếc, không đội mũ bảo hiểm, tư thế nguy hiểm.

Lãnh đạo Sở VH-TT-DL TP.HCM cho biết đang nắm tình hình, đợi điều tra, kết luận của công an, trên cơ sở đó sở sẽ có những đối chiếu với các quy định quản lý nghệ sĩ, Bộ quy tắc ứng xử… để có ý kiến về trường hợp của hai nghệ sĩ này.

Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL nói gì về 'chấn hưng văn hóa'? 

Chiều 22/10, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 6 để thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Liên quan đến ‘chấn hưng văn hóa’, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Trịnh Thị Thủy cho biết Bộ đang phối hợp tích cực với các bộ, ngành để tham mưu cho Chính phủ sớm trình các cấp có thẩm quyền về chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Theo bà Thủy, hiện nay chương trình đã có chuẩn bị bước đầu và có một số đề án.

Xem thêm: Chấn hưng văn hóa từ việc xây dựng con người

8bc9e1ad0369fa37a378-1579151889383800343725-2-.jpg

Về tên gọi, theo bà Thủy, hiện cũng có nhiều ý kiến băn khoăn như tên gọi Bộ Chính trị đã giao hay tên gọi mà hiện đang cố gắng nghiên cứu, đề xuất là chấn hưng, phát triển văn hóa, con người; hay chỉ đơn giản là chương trình, mục tiêu quốc gia về văn hóa.

"Chúng tôi đang có nghiên cứu", bà Thủy nói. Song theo bà, vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay chính là nguồn lực. Bà nói có nhiều ý kiến băn khoăn và cho rằng chưa có đủ căn cứ để quy định trình nguồn lực.

"Tất cả các vấn đề bộ đang rất tích cực nghiên cứu nhằm sớm đề xuất các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện", bà Thủy thông tin thêm.

Nêu ý kiến về nội dung xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nói nguồn lực nhiều hay ít sẽ có sự cân đối. Nhưng quan trọng nhất làcần làm rõ là ưu tiên cho việc gì, tập trung việc gì, giải quyết việc gì?

"Tôi cho rằng với vấn đề này lớn nhất gần đây là thiếu thông tin. Ngay cả chúng tôi đọc báo mới biết con số 350.000 tỉ đồng chứ cũng chưa biết, chưa hình dung nó thế nào. Như vậy, người dân cũng vậy thôi. Đọc, tiếp cận thông tin đâu đó và nhìn vào. Do vậy, ở đây thay vì con số tổng thì chúng ta nên giải thích rõ những việc cần làm, cần giải quyết. Khi đó xã hội sẽ ủng hộ bởi văn hóa là vấn đề lớn", ông Vinh nêu ý kiến.

Các trường có thể được quyền chọn sách giáo khoa

Bộ GD-ĐT đang xin góp ý về dự thảo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.

Theo đó, hội đồng lựa chọn sách giáo khoa (SGK) do hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông hoặc giám đốc trung tâm GDNN – GDTX thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở (gọi chung là trường) tổ chức lựa chọn SGK.

Xem thêm: Sách giáo khoa miễn phí, được không?

images1332872_untitled_6.jpg

Xem thêm: Sách giáo khoa các nước trên thế giới do nhà nước hay tư nhân biên soạn?

Mỗi trường thành lập 1 hội đồng. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 hội đồng. Hội đồng bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; đại diện tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (gọi chung là tổ chuyên môn), đại diện giáo viên, đại diện ban cha mẹ học sinh.

Xem thêm: Bộ Giáo dục và Đào tạo có nên 'quay lại' làm sách giáo khoa?

Nhiệm vụ của hội đồng là tổ chức thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá SGK của giáo viên; danh mục SGK do các tổ chuyên môn lựa chọn. Từ đó, tổng hợp, đề xuất với người đứng đầu trường danh mục SGK do các tổ chuyên môn lựa chọn sau khi đã thẩm định đạt yêu cầu.

Xem thêm: Lãng phí sách giáo khoa

Chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm giải trình về việc lựa chọn SGK của cơ sở. Phòng GD-ĐT thẩm định hồ sơ lựa chọn SGK của các trường để Sở GD-ĐT tổ chức thẩm định hồ sơ.

Căn cứ vào kết quả lựa chọn sách của các trường do Sở GD-ĐT trình, UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục lựa chọn này tại địa phương.

Lãnh đạo EVN bị đề nghị kỷ luật vì để gián đoạn nguồn điện

Sau khi Bộ Công Thương ban hành kết luận thanh tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và điều hành cung cấp điện của EVN và các đơn vị có liên quan đến cung cấp điện, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã chỉ đạo EVN và các đơn vị liên quan thực hiện kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý kỷ luật các tập thể, cá nhân có liên quan.

Xem thêm: 'Hàng loạt dự án năng lượng nguy cơ thất thoát, giám sát đã làm rõ chưa?'

cong-ty-me-lo-26000-ty-dong-loat-cong-ty-con-co-hang-chuc-nghin-ty-gui-ngan-hang-evn-len-tieng-150404919.jpg

Xem thêm: Từ chuyện điện đến… văn hóa tiết kiệm

Theo đó, ủy ban đề xuất kỷ luật khiển trách đối với nguyên chủ tịch hội đồng thành viên Dương Quang Thành; thành viên hội đồng thành viên kiêm tổng giám đốc Trần Đình Nhân; phó tổng giám đốc Ngô Sơn Hải và giám đốc, phó giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0).

Ủy ban cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo xử lý kỷ luật đối với các cá nhân khác có liên quan theo nguyên tắc công minh, khách quan, không bỏ lọt tập thể, cá nhân có vi phạm, khuyết điểm. Đồng bộ với công tác kiểm điểm, xử lý kỷ luật, ủy ban cũng đã triển khai thực hiện công tác cán bộ tại EVN.

Xem thêm: Những câu chuyện nối dài về điện

Trong đó, trên cơ sở trao đổi với nhân sự, ủy ban xem xét, điều động nhận nhiệm vụ khác hoặc cho nghỉ công tác đối với tổng giám đốc theo nguyện vọng

Từ tháng 5 đến nửa đầu tháng 6 vừa qua đã xảy ra tình trạng gián đoạn cung ứng điện trên diện rộng, đặc biệt khu vực miền Bắc, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Ủy ban Kinh tế: Tiến độ dự án sân bay Long Thành 'rất chậm'

Tại báo cáo gửi Quốc hội, Ủy ban Kinh tế nhận xét tiến độ thực hiện dự án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư và dự án xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 theo Ủy ban Kinh tế là "rất chậm".

Dự án thành phần 1 (các công trình Trụ sở cơ quan quản lý Nhà nước), mới có Trụ sở đại diện Cảng vụ hàng không miền Nam và Trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ công an) đã bố trí vốn và phê duyệt chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, bố trí vốn của các bộ, tỉnh Đồng Nai còn chậm.

Xem thêm: Chính phủ đốc thúc đảm bảo tiến độ sân bay lớn nhất Việt Nam

img-bgt-2021-tet9-2-1674528556-width800height528.jpg

Xem thêm: Phó Thủ tướng: Xử lý nghiêm nhà thầu yếu kém khi xây sân bay Long Thành

Riêng dự án thành phần 2 (các công trình phục vụ quản lý bay) và dự án thành phần 3 (các công trình thiết yếu trong Cảng hàng không), theo Ủy ban Kinh tế, cơ bản đảm bảo tiến độ theo dự kiến.

Còn dự án thành phần 4 (các công trình khác), UBND tỉnh Đồng Nai mới hoàn thành giải phòng mặt bằng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Cảng vụ hàng không miền Nam.

Sân bay Long Thành công suất 100 triệu hành khách, 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Toàn bộ vốn đầu tư dự án khoảng 336.630 tỷ đồng (khoảng 16 tỷ USD). Trong đó, giai đoạn một đầu tư 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ USD).

Xem thêm: Thủ tướng: 'Thay người nếu không hoàn thành dự án sân bay Long Thành'

Để dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 hoàn thành vào 2025, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ chỉ đạo tỉnh Đồng Nai, các bộ giải quyết vấn đề vướng mắc về vốn, giao chủ đầu tư. Chính phủ cũng cần ban hành chính sách phù hợp giúp các chủ đầu tư có thể chủ động cân đối dự toán, xây dựng kế hoạch giải ngân phù hợp, giảm thiểu tối đa tác động của giá nhiên liệu và nguyên vật liệu tới chi phí đầu tư xây dựng các dự án thành phần.

Hôm nay bắt đầu tổng kiểm tra quản lý vận tải tại Sở GTVT TP.HCM

Cục Đường bộ vừa quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô của Sở GTVT TP.HCM, từ đầu năm đến nay. Thời gian kiểm tra dự kiến từ hôm nay 23/10, trong vòng 3 đến 5 ngày.

Nội dung kiểm tra của đoàn gồm: Việc triển khai của địa phương đối với xử lý “xe dù, bến cóc”, “xe trá hình tuyến cố định” trên địa bàn; công tác cấp phép kinh doanh vận tải bằng ô tô; danh mục mạng lưới vận tải hành khách bằng xe buýt, danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh.

ben-xe-01-jpg-2965-1642743729.jpg

Cục đường bộ cũng sẽ kiểm tra vị trí các điểm dừng đón, trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định trên mạng lưới đường bộ thuộc địa bàn địa phương; việc quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn địa phương...

Đặc biệt, đoàn sẽ kiểm tra việc địa phương thực hiện công tác quản lý, theo dõi, sử dụng và xử lý vi phạm thông qua dữ liệu truyền về từ thiết bị giám sát hành trình và dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô.

Tổng hợp