Thời sự 24 giờ: Ngày về đầy nước mắt của 78 ngư dân vụ chìm tàu

Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 21/10/2023

14 giờ ngày 20/10, tàu 467 thuộc Quân chủng Hải quân đã đưa 78 ngư dân và 2 thi thể trên hai chiếc tàu gặp nạn trên vùng biển Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) cập Cảng Chi đội Kiểm ngư số 3 (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).

Ngày về đầy nước mắt của 78 ngư dân vụ chìm tàu

Vào lúc 14 giờ ngày 20/10, tàu 467 thuộc Quân chủng Hải quân đã đưa 78 ngư dân và 2 thi thể trên hai chiếc tàu gặp nạn trên vùng biển Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) cập Cảng Chi đội Kiểm ngư số 3 (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).

Xem thêm: Đón ngư dân gặp nạn về từ Trường Sa: Chí ơi, sao bà con họ về mà con chẳng thấy

904ccc7f4665913bc874-5873(1).jpg

Xem thêm: 'Tụi mình trở về bình an nhưng buồn lắm!'

Ngoài ra, còn có 5 ngư dân đi trên các tàu khác vì lý do sức khỏe hoặc có người thân bị mất cũng được đưa về bờ. Theo ghi nhận, các ngư dân trên tàu tỏ ra khá mệt mỏi sau chuyến biển bão táp. Dù vậy, hầu hết ngư dân sức khỏe ổn định.

Sau khi cập cảng, Quân chủng Hải quân đã tiến hành bàn giao 83 ngư dân và 2 thi thể ngư dân bị nạn cho Biên phòng và các cơ quan chức năng của địa phương theo quy định.

Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam, các cơ quan, ban ngành địa phương và Quân chủng Hải quân đã tặng quà cho các gia đình ngư dân gặp nạn với tổng giá trị hơn 100 triệu đồng.

Xem thêm: Thuyền trưởng kể phút đối mặt tử thần khi tàu cá gặp nạn

cdn-i.vtcnews.vn-upload-2023-10-20-_thuyen-truong-1-17263680(2).jpg

Xem thêm: Hình ảnh cảnh sát biển hỗ trợ tìm kiếm 13 ngư dân mất tích trên biển

Như đã thông tin, tối 16/10, tàu cá QNa 90129 TS hành nghề câu mực, trên tàu có 54 lao động, đang hoạt động cách mũi An Hòa/Quảng Nam khoảng 370 hải lý thì bị lốc xoáy làm chìm tàu. 40 thuyền viên được được tàu bạn gần đó cứu nạn, 14 ngư dân không may mất tích. Ngay trong này trong ngày 17/10, lực lượng tìm kiếm tìm được 2 người, cả 2 đều đã qua đời.

Tiếp đó, tàu cá QNa-90927 TS đang hoạt động cách bờ biển TP Quy Nhơn khoảng 240 hải lý thì bị sóng đánh chìm. 38 thuyền viên trên tàu may mắn được tàu bạn cứu sống. Còn ngư dân Nguyễn Duy Định mất tích.

Đến thời điểm này, vẫn còn 13 người trên hai chuyến tàu trên mất tích.

Bao giờ thủy sản Việt Nam được gỡ ‘thẻ vàng’?

Thông tin về những kết quả sơ bộ sau khi đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) thanh tra thực tế lần thứ 4 (từ ngày 10 đến 18/10) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), ngày 20-10, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết phía EC tiếp tục ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực chống khai thác IUU.

Đoàn cũng đánh giá sự chuyển biến tích cực, đi đúng hướng và sự chỉ đạo rất sát sao từ Trung ương của Việt Nam. Đoàn cũng đồng tình với Việt Nam rằng: việc chuyển từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm đã có sự chuyển biến tích cực.

Xem thêm: Phát triển ngành thủy sản bền vững, EU muốn Việt Nam thành hình mẫu thế giới

ttxvnngu_dan_danh_bat_hai_san.jpg

Xem thêm: 180 ngày hành động gỡ thẻ vàng IUU cho thủy sản Việt Nam

Theo ông Tiến, quá trình kiểm tra, đoàn cơ bản thống nhất với dự thảo hai nghị định sửa đổi, bổ sung đối với nghị định 26-2019 và nghị định số 42-2019 của Chính phủ.

Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt là kết quả tổ chức thực hiện trên thực tế tại địa phương đến nay vẫn còn hạn chế trong việc theo dõi, kiểm soát, giám sát hoạt động tàu cá, xử phạt vi phạm khai thác IUU, chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp gian lận chưa nghiêm khắc.

Xem thêm: Cảnh sát biển chung tay tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu

Đoàn thanh tra cũng đề nghị kiểm soát, không để tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Không để tàu mất kết nối 10 ngày, không để tàu "3 không" như không đăng kiểm, không đăng ký, không giấy phép.

Đoàn tiếp tục khuyến nghị Việt Nam cần phải có biện pháp xử lý nghiêm trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân tại địa phương không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các doanh nghiệp làm ăn phi pháp.

Xem thêm: Chủ tịch Cà Mau kêu gọi ngư dân cùng khắc phục 'thẻ vàng' thủy sản

Đoàn cũng khuyến nghị các địa phương tập trung thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật thủy sản, đặc biệt quy định về thiết bị giám sát hành trình (VMS), đăng ký, cấp phép, đánh dấu tàu cá tạo sự chuyển biến trên thực tế. Đồng thời kiên quyết xử phạt triệt để các hành vi vi phạm khai thác IUU.

Phùng Đức Tiến cũng thông tin dự kiến tháng 5 hoặc tháng 6-2024, EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần nữa. Do đó, ông Tiến đề xuất lãnh đạo các tỉnh thành ven biển phải tiếp tục chỉ đạo sát sao, thường xuyên liên tục và đồng bộ các giải pháp thì Việt Nam mới có khả năng gỡ "thẻ vàng".

Chính phủ yều cầu Bộ Công thương sớm hoàn thành cơ chế mua bán điện trực tiếp

Tại thông báo kết luận cuộc họp cơ chế mua bán điện trực tiếp (DDPA), Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ trưởng Công Thương rút kinh nghiệm, rà soát làm rõ một số nội dung thuộc thẩm quyền ban hành và đẩy nhanh các thủ tục để sớm đưa ra cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng dùng điện lớn (DDPA).

151408giam-gia-dien-cho-nguoi-dan.jpg

Theo Phó thủ tướng, việc ban hành cơ chế DDPA là nhiệm vụ cấp bách liên quan đến hiệu quả kế hoạch đầu tư phát triển nguồn điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Lãnh đạo Chính phủ lưu ý, với nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ Công Thương phối hợp với đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về năng lượng, và đề xuất đưa vào Nghị quyết giám sát này nội dung "sớm giao Chính phủ ban hành cơ chế DDPA là nhiệm vụ, giải pháp cần làm ngay". Bộ Công Thương được yêu cầu báo cáo Thủ tướng trước ngày 25/10.

Năm 2021, Bộ Công Thương từng lấy ý kiến dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp, với công suất định thí điểm 1.000 MW. Theo đó, bên mua và bán đàm phán, thỏa thuận mua điện trực tiếp từ các nhà máy điện mặt trời, điện gió thông qua hợp đồng kỳ hạn có giá. Giao dịch mua bán điện sẽ được thực hiện qua thị trường điện giao ngay, vận hành theo quy định thị trường bán buôn điện cạnh tranh của Bộ Công Thương.

Ở thời điểm đó, nhiều tập đoàn lớn như Samsung đề xuất được tham gia thí điểm cơ chế này.

Doanh nghiệp Trung Quốc muốn làm đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Theo VnExpress, tại cuộc gặp Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường tại Trung Quốc hôm 19/10, ông Bạch Ngọc Chiến, Giám đốc Tổng công ty xây dựng Cảng Trung Quốc (CHEC), đại diện Tập đoàn xây dựng giao thông Trung Quốc bày tỏ mong muốn đầu tư nhiều dự án tại Việt Nam, trong đó có đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

xe-lua-tai-ha-noi-anh-ngoc-thang-3-6178_11zon.jpg

Tập đoàn xây dựng giao thông Trung Quốc đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 1996. Đến nay, theo ông Bạch Ngọc Chiến, tập đoàn đã thực hiện thành công hơn 20 dự án cơ sở hạ tầng, năng lượng như Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; cảng Cái Mép – Thị Vải; Nhiệt điện Vĩnh Tân – Bình Thuận và các dự án điện gió.

Tới đây, doanh nghiệp muốn được tham gia các dự án lớn khác tại Việt Nam, trong đó có kế hoạch phát triển đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Đây là dự án quan trọng, chiều dài hơn 1.500 km, đi qua 20 địa phương, với tổng mức đầu tư hơn 61,6 tỷ USD. Dự án được Bộ Chính trị Việt Nam xác định là "trục xương sống", khai thác các tuyến đường sắt hiện có, kết nối các tuyến đường sắt đô thị, trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước và liên vận quốc tế.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn đề cập một số dự án khác như thi công dự án cao tốc TP HCM - Trung Lương mở rộng, TP HCM - Mộc Bài, Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng); các dự án phát triển điện gió.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói Việt Nam khuyến khích các tập đoàn có năng lực về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý cao tham gia đấu thầu các dự án hạ tầng trọng điểm.

Hoan nghênh kế hoạch mở rộng đầu tư của tập đoàn nhưng Bộ trưởng cũng đồng thời chỉ rõ những hạn chế trong một số dự án hạ tầng mà doanh nghiệp Trung Quốc đã thực hiện thời gian qua.

Hội nghị ASEAN-GCC: Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi chấm dứt hành động bạo lực vào dân thường

Ngày 20/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự và có bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) tại thủ đô Riyadh (Saudi Arabia). Đây là lần đầu tiên các lãnh đạo cấp cao của ASEAN và GCC gặp nhau kể từ khi thiết lập quan hệ năm 1990.

ttg-du-hn-gcc-16978001671151353374308_11zon.jpg

lãnh đạo các nước ASEAN và GCC nhất trí cần duy trì trao đổi thường xuyên, trong đó dự kiến sẽ định kỳ tổ chức gặp gỡ cấp cao ASEAN - GCC 2 năm/lần. Củng cố và hoàn thiện các cơ chế hợp tác, đồng thời đẩy mạnh hợp tác bình đẳng, cùng có lợi để khai thác dư địa hợp tác giữa hai bên.

Trong đó, tập trung thúc đẩy kinh tế, thương mại, đầu tư, bảo đảm chuỗi cung ứng bền vững, kết nối, hợp tác biển, an ninh năng lượng, lương thực, công nghiệp halal, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, du lịch, hợp tác lao động, chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu,…

Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng hai bên cần khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khơi thông các nguồn lực, đưa hợp tác bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới, trở thành điểm sáng khu vực và toàn cầu.

Thủ tướng đề nghị cần thúc đẩy ba kết nối: một là kết nối con người, văn hóa, lao động; hai là kết nối thương mại, đầu tư, du lịch; ba là kết nối hạ tầng, thông qua đầu tư hạ tầng chiến lược.

Hội nghị cấp cao ASEAN-GCC cũng đã nhất trí tăng cường hợp tác đa phương, thúc đẩy đối thoại, hợp tác.

Đặc biệt, các nước bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây tại dải Gaza, lên án mạnh mẽ các hành động bạo lực nhắm vào dân thường. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định Việt Nam phản đối mạnh mẽ mọi hành vi sử dụng vũ lực và kêu gọi các bên liên quan chấm dứt ngay các hành động bạo lực nhằm vào dân thường, các cơ sở nhân đạo và hạ tầng thiết yếu.

Tổng hợp