Bật máy tính xuyên đêm có ảnh hưởng tới giấc ngủ?

Gia đình - Ngày đăng : 09:43, 20/10/2023

Việc bật máy tính xuyên đêm gây tốn điện, giảm tuổi thọ của thiết bị; bạn có biết thói quen này ảnh hưởng ra sao đến giấc ngủ và sức khỏe nói chung?

Rất nhiều người "ôm" máy tính lên giường và để nó rất gần mình khi ngừng sử dụng để đi ngủ. Trong nhiều tiếng đồng hồ, máy tính vẫn không được tắt.

Bật máy tính xuyên đêm liệu có ảnh hưởng giấc ngủ?

Máy tính có lượng bức xạ khá lớn, đặc biệt là máy tính xách tay sẽ gây hại cho cơ thể con người. Với những người có thói quen không tắt máy tính khi đi ngủ, hoặc do làm việc quá khuya mà ngủ quên không tắt, để máy tính bật xuyên đêm, bức xạ này sẽ ảnh hưởng lớn đến bộ não.

Bật máy tính xuyên đêm có ảnh hưởng tới giấc ngủ?-1
Bật máy tính xuyên đêm liệu có ảnh hưởng giấc ngủ? Câu trả lời là có. (Ảnh: Magazine)

Theo các nhà nghiên cứu, việc bật máy tính xuyên đêm thậm chí còn tệ hơn so với việc để smartphone bên cạnh khi ngủ.

Vậy việc bật máy tính xuyên đêm liệu có ảnh hưởng giấc ngủ khi nó tác động đến não? TS Joanna Cooper, nhà thần kinh học, chuyên gia về giấc ngủ của Tổ chức Y tế Sutter East Bay (Mỹ), thói quen này có thể khiến cho giấc ngủ của bạn không sâu, ngủ không ngon giấc.

Ánh sáng RGB của màn hình máy tính vào ban đêm làm cho bạn khó ngủ. Ngoài ra, tiếng ồn của quạt gió được tạo ra suốt đêm cũng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ. Hậu quả chính là tình trạng nhức đầu, choáng váng sau khi thức dậy do não phải chịu tiếng ồn, sóng điện từ và những bức xạ nhiệt từ máy tính phát ra.

Do đó, để có giấc ngủ ngon, phòng tránh ảnh hưởng của bức xạ đến não bộ, bạn nên tắt máy tính trước khi đi ngủ và không ngủ cạnh máy tính.

Những tác hại của việc sử dụng máy tính trước khi ngủ

Việc sử dụng máy tính trong thời gian dài trước khi đi ngủ khiến bạn có thể phải đối mặt với những vấn đề sau:

Rối loạn giấc ngủ

Nếu sử dụng máy tính trước khi ngủ, độ sáng của màn hình và sự chuyển đổi các hoạt động chương trình sẽ tác động đến mắt, kích thích hệ thần kinh, thay đổi nhiệt độ cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, hay nằm mơ hoặc gặp ác mộng…

TS Joanna Cooper giải thích rằng, màn hình thiết bị tạo ra ánh sáng xanh, đây là phần quang phổ ánh sáng hoạt động tích cực nhất trong chu kỳ giấc ngủ của con người. Sự kích thích này sẽ ức chế quá trình sản xuất melatonin, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

“Tình trạng không ngủ đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ bệnh tim, tiểu đường, huyết áp cao, trầm cảm và béo phì”, Joanna Cooper nói. Vì vậy, tốt nhất bạn không nên sử dụng máy tính 2 giờ trước khi đi ngủ. Không đặt máy tính, điện thoại trên giường để tạo môi trường ngủ tốt nhất.

Tăng nguy cơ ung thư

Ô nhiễm bức xạ máy tính ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn, khả năng miễn dịch, sinh sản, chức năng trao đổi chất, và nghiêm trọng hơn là gây ra một số bệnh ung thư và đẩy nhanh sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.

Ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản

Việc lạm dụng máy tính trước khi ngủ có thể làm giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây sẩy thai tự nhiên hoăc thai dị tật bẩm sinh.

Ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch

Thói quen tai hại này gây ra hiện tượng tim đập nhanh hơn, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, nhịp tim chậm, giảm thể tích máu ở tim, loạn nhịp xoang, giảm bạch cầu, giảm chức năng miễn dịch.

Ảnh hưởng đến thị giác

Việc dùng máy tính nhiều vào ban đêm gây hại cho thị giác con người, bởi mắt là bộ phận nhạy cảm với bức xạ điện từ. Sự ô nhiễm bức xạ điện từ mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác khiến thị lực giảm xuống, dẫn đến đực thủy tinh thể.

Theo VTC news