Trẻ có 4 dấu hiệu này trước 7 tuổi chứng tỏ cha mẹ đã dạy con rất tốt
Cùng con trưởng thành - Ngày đăng : 07:34, 19/10/2023
Khóc là một cách để trẻ em thể hiện cảm xúc, làm giảm căng thẳng hoặc có thể khơi dậy sự chú ý của cha mẹ.
Thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau trước mặt bạn
Đó thực sự là điều các bậc phụ huynh quan tâm nhất, nếu một ngày nào đó đứa trẻ có điều gì phải lo lắng mà lại không chịu nói ra với cha mẹ thì chắc chắn mối liên hệ với bố mẹ không ổn.
Có rất nhiều phụ huynh cho rằng, con mình vui vẻ và học tốt ở trường. Nhưng thực tế, đứa trẻ đã bị trầm cảm và chán nản, chúng phải gượng cười trước mặt bố mẹ, giả vờ rằng mình ngoan, chăm chỉ và có động lực. Thực tế chỉ để cha mẹ không thất vọng hay phàn nàn về chúng.
Những đứa trẻ ngại thể hiện cảm xúc của mình với cha mẹ sẽ dễ cảm thấy chán nản hơn. Đột nhiên một ngày, sợi dây bên trong trẻ có thể bị căng hết cỡ và đứt giữa chừng.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều không thể chịu đựng được việc con mình khóc trước mặt mình. Thậm chí khóc lóc buồn bã cũng khiến họ mất bình tĩnh.
Thực chất, khóc là một cách để trẻ thể hiện cảm xúc, giúp trẻ giải tỏa những cảm xúc không tốt, giải tỏa căng thẳng và khơi dậy sự quan tâm của cha mẹ. Điều này có nghĩa là việc người mẹ chấp nhận những cảm xúc tiêu cực của chính mình là một món quà quý giá dành cho con cái.
Nếu con bạn có thể cười sảng khoái và khóc vui vẻ trước mặt bạn mà không cần phải kìm nén hay che giấu điều gì. Điều đó có nghĩa là đứa trẻ được nuôi dạy tốt.
Có khả năng nói không với cha mẹ và bày tỏ ý kiến
Hãy đến gần hơn và lắng nghe những suy nghĩ bên trong của con nhiều hơn.
Trong gia đình, quyền nói không của nhiều trẻ em đang bị tước đoạt. Trẻ em dễ dàng nói không với cha mẹ khi chúng được một hoặc hai tuổi hơn là khi chúng bảy hoặc tám tuổi. Bởi khi đó, cha mẹ sẽ làm theo yêu cầu, sở thích của con và cảm thấy yêu thương bao nhiêu cũng không đủ.
Nhưng khi lớn lên, nếu trẻ nói không, phản đối cha mẹ, chúng có thể sẽ bị mắng hoặc phải nghe một lời giải thích nặng nề. Sẽ rất nguy hiểm nếu con bạn thụ động và đồng ý với mọi thứ vì điều này sẽ khiến chúng không chống lại được những áp lực trong tương lai.
Hãy dạy trẻ biết cách nói "không" với những điều chúng cho là chưa hợp lý hoặc không đúng. Điều này không có nghĩa là trẻ sẽ bướng bỉnh hay ngoan cố và phản bác mọi ý kiến khác ngoài ý kiến của chúng.
Để được như vậy, bố mẹ nên dạy trẻ để chúng tìm ra sự cân bằng và hợp lý khi nói "không".
Trẻ có khả năng hoàn thành việc một cách độc lập
Hầu như tất cả các bậc cha mẹ đều hiểu rằng tính tự lập rất quan trọng vì sau này con cái họ sẽ phải sống tự lập. Nhưng trong thực tế thì sao?
Đến cổng trường tiểu học, vẫn có nhiều người mẹ đút cho con ăn từng miếng một. Trên đường đi học về, cha mẹ xách cặp, xách chai nước chỉ để con mình được thoải mái... Nuông chiều như vậy, làm thế nào đứa trẻ có thể độc lập?
Bậc phụ huynh hãy nhớ, đến giai đoạn tiểu học, con có thể giúp đỡ làm việc nhà, hoàn thành bài tập về nhà một cách độc lập, tự sắp xếp đồ dùng học tập, sắp xếp đồ chơi của riêng mình... Nếu như đứa nhỏ từ nhỏ đã có thể rèn luyện kỹ năng độc lập tự chủ này, tương lai sẽ không ỷ lại và dựa dẫm.
Thích hỏi tại sao và tự đi tìm đáp án
Khi những đứa trẻ thông minh phát hiện thấy những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, chúng sẽ luôn hỏi "tại sao", nếu không có câu trả lời mà mình muốn, chúng thậm chí sẽ tự mình đi tìm đáp án.
Những đứa trẻ như vậy cũng rất ưu tú, đối với cha mẹ mà nói, nếu trẻ như vậy, việc nuôi dưỡng của cha mẹ rất quan trọng. Cha mẹ không được xóa tan sự tò mò của trẻ, mà cần phải hướng dẫn trẻ cách đi tìm đáp án chính xác, đứa trẻ lớn lên sẽ càng có tiền đồ.
Trẻ em dưới 7 tuổi có những biểu hiện như trên thật sự rất thông minh. Tất nhiên, trẻ em phát triển tốt và sự giáo dục của cha mẹ là không thể tách rời.
Theo Giáo dục và thời đại