Thời sự 24 giờ: Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn tại miền Trung; Vì sao không lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch nước và 2 Phó Thủ tướng?
Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 26/09/2023
Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn tại miền Trung
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới nên ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Theo dự báo sáng nay áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Quảng Bình - Thừa Thiên Huế, sau đó di chuyển sâu vào đất liền và suy yếu thành vùng áp thấp ở khu vực trung Lào.
Xem thêm: Hơn 100 người cứu 3 ngư dân ôm can nhựa lênh đênh trên biển
Xem thêm: Mưa trắng trời, người dân Đà Nẵng chật vật trên phố ngập nước
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm) có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh. Trên đất liền, đến sáng 26/9, vùng ven biển từ Quảng Bình đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, sâu trong đất liền có gió giật cấp 6 - 7.
Từ nay đến ngày 27/9, Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100 - 200mm, riêng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế có nơi trên 200mm. Ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 100 - 150mm, có nơi trên 200mm.
Xem thêm: Gió lốc thổi tốc mái 60 nhà dân, nhiều nơi bị chia cắt vì mưa lũ
Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trong ngày 25/9, khu vực các tỉnh miền Trung đang có mưa to đến rất to, nhiều nơi ở miền Trung bị nước lũ chia cắt.
Tại Quảng Trị, mưa kèm theo gió lốc khiến 60 căn nhà của người dân ở thôn Ái Tử, xã Triệu Ái bị tốc mái. Mưa lớn cũng khiến nước ở các khe, suối dâng cao, chia cắt nhiều thôn, bản tại huyện miền núi Hướng Hóa.
Tại Quảng Bình, nước sông dâng cao gây chia cắt cục bộ nhiều khu vực tại xã Dân Hóa và Trọng Hóa của huyện Minh Hóa. Nhiều tuyến đường tại thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa cũng như thành phố Đồng Hới bị ngập 20-30cm.
Tại Đà Nẵng, Mưa lớn kéo dài từ đêm qua đến sáng nay 25/9 khiến nhiều tuyến phố Đà Nẵng bị ngập, một số vị trí giao thông ùn ứ
Từ nay đến 27/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên lịch khai thác của một số chuyến bay đi, đến các sân bay như Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku, Buôn Ma Thuột sẽ có thể bị ảnh hưởng.
Vì sao không lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch nước và 2 Phó Thủ tướng?
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết UBTV Quốc hội sẽ triệu tập kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, khai mạc vào ngày 23/10 và dự kiến bế mạc vào ngày 29/11.Ngay đầu kỳ họp, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Cụ thể, chiều 24/10, Quốc hội biểu quyết thông qua danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm, sau đó thảo luận ở đoàn. Sáng 25/10, các đại biểu lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín, chiều cùng ngày kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố và Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết xác nhận kết quả.
Xem thêm: 'Lãnh đạo tín nhiệm thấp, có từ chức cũng phải cho họ thời gian suy nghĩ'
Quốc hội sẽ không lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh.
Lý do là những chức danh được bầu và phê chuẩn từ 1/1/2023 (trong năm lấy phiếu tín nhiệm) sẽ không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm.
Theo quy định tại nghị quyết 96, chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, UBTV Quốc hội dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.
UBTV Quốc hội cũng sẽ có văn bản yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo và bản kê khai tài sản, thu nhập đến UBTV Quốc hội làm căn cứ lấy phiếu tín nhiệm.
Tại kỳ họp này, Quốc hội xem xét, thông qua 9 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết, gồm: Luật Đất đai sửa đổi; Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi; Luật Nhà ở sửa đổi; Luật Tài nguyên nước sửa đổi; Luật Viễn thông sửa đổi; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến lần đầu đối với 8 dự án luật gồm: Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi; Luật Lưu trữ sửa đổi; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Luật Thủ đô sửa đổi; Luật Tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
TP.HCM: 8 người tiếp xúc gần ca bệnh mắc đậu mùa khỉ, bệnh nhân chỉ ở Việt Nam
Tối 25/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM thông tin nam bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ đang tạm trú tại TP.HCM. Một người ở Bình Dương tiếp xúc gần với bệnh nhân này cũng đã mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Xem thêm: Sau Đồng Nai đến lượt Bình Dương ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên
Bênh nhân nam 25 tuổi này có địa chỉ thường trú tại xã Xuân Trường (H.Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), đến khám tại BV Da liễu TP.HCM với các dấu hiệu nghi mắc đậu mùa khỉ.
Xem thêm: WHO cảnh báo đậu mùa khỉ vẫn là căn bệnh gây nguy hiểm trên toàn cầu
Xem thêm: Làm thế nào để không phơi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ?
Bệnh viện đã lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur TP.HCM cho kết quả dương tính với vi rút đậu mùa khỉ. Bệnh nhân hiện đang cách ly, điều trị theo quy định. Bệnh nhân cho biết thêm có tạm trú tại TP.HCM, từ đây HCDC đã triển khai điều tra dịch tễ, khoanh vùng xử lý. Theo điều tra dịch tễ, bệnh nhân ở trọ tại TP.HCM.
Xem thêm: Có nên tiêm vắc xin ngừa đậu mùa khỉ?
HCDC đã tiến hành điều tra tiền sử đi lại, lập danh sách gồm 8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Trong 8 người này có 1 người là bạn của bệnh nhân hiện cư trú tại tỉnh Bình Dương. Người này hiện đã có kết quả xét nghiệm dương tính với đậu mùa khỉ.
Xem thêm: Đậu mùa khỉ có phải là bệnh lây qua đường tình dục?
HCDC cho biết thêm trong 3 tuần trước khi khởi phát triệu chứng, bệnh nhân chỉ ở Việt Nam. Hiện tại đơn vị vẫn đang tiếp tục điều tra, theo dõi sức khỏe của bệnh nhân và người tiếp xúc.
Xem thêm: Một số điểm giúp phân biệt giữa bệnh đậu mùa khỉ và thuỷ đậu
Như vậy tính đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó 2 trường hợp đầu tiên đều là nữ có liên quan đến yếu tố nước ngoài (Dubai).
Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
Trả lời câu hỏi đề nghị bình luận thông tin Trung Quốc hồi giữa tháng 9 triển khai hai trạm định vị vệ tinh tại Đá Bắc và Đá Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: "Việc Trung Quốc lắp đặt và đưa vào sử dụng hai trạm nhận dạng tàu thuyền tự động tại Đá Bắc và Đá Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa".
Truyền hình quốc gia Trung Quốc khi đó ngang nhiên nói rằng động thái sẽ "khắc phục điểm mù trong hệ thống nhận diện hàng hải" của nước này trong khu vực.
Xem thêm: 3 sĩ quan 'mũ nồi xanh' Việt Nam sắp lên đường đến châu Phi
Xem thêm: Lính mũ nồi xanh Việt Nam mang 'điều kỳ diệu' đến với trẻ em châu Phi
"Mọi hoạt động trên quần đảo Hoàng Sa mà không được phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và hoàn toàn không có giá trị. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, không tái diễn những vi phạm tương tự", bà Hằng nói thêm.
Xem thêm: Thủ tướng: "Việt Nam đã biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại"
Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1974. Nước này thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", đặt trụ sở trên đảo Phú Lâm từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao từng nhiều lần khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.