Xét nghiệm ADN giải tỏa nghi ngờ: Sự thật nào cũng đau lòng
Ngẫm nghĩ - Ngày đăng : 21:57, 16/09/2023
Con càng lớn càng không giống, tôi có nên đi xét nghiệm ADN?
Con trai lên 10 tuổi, nhưng càng lớn con càng không giống bất cứ ai trong gia đình tôi. Trước đây đã có nhiều người bàn tán về chuyện này nhưng tôi không để tâm, nhưng đến giờ tôi thực sự cảm thấy bất an.
Vợ chồng tôi có 2 con, con trai đầu lòng, bé thứ 2 là con gái. Nhưng càng lớn, ngoại hình 2 anh em càng khác nhau. Ngày trước vợ chồng tôi cưới khi vợ tôi đang có bầu 3 tháng, sau khi sinh con, nhiều người trong gia đình tôi cũng có lời ra tiếng vào về việc con trai có khuôn mặt khác hoàn toàn bố mẹ và những người trong gia đình bên nội, nhưng tôi không để tâm vì hoàn toàn tin tưởng vợ mình.
Gần đây tôi nghĩ rất nhiều về việc con trai càng lớn càng không giống mình (Ảnh minh họa, nguồn: KT)
Thế nhưng khi thằng bé lớn, càng ngày tôi càng thấy con trai không giống mình. Gần đây tôi vô tình phát hiện vợ vẫn gọi điện nói chuyện với người yêu cũ, trong câu chuyện mà tôi nghe lén được, họ có nhắc đến con trai tôi. Linh cảm khiến tôi cảm thấy rất bất an.
Đang yên đang lành, chị dâu bỗng đòi xét nghiệm ADN các con
Gia đình tôi kinh ngạc khi chị dâu kiên quyết đòi lấy mẫu móng tay, tóc của 2 con để xét nghiệm ADN.
Ảnh minh họa
5 năm qua, tôi luôn nghĩ cuộc hôn nhân của anh trai và chị dâu rất hạnh phúc và êm ấm. Anh chị có công việc ổn định, mức lương cao; hai đứa con ngoan ngoãn, xinh xắn; vợ chồng họ cũng hiếm khi to tiếng cãi nhau. Không chỉ vậy mà bố mẹ tôi còn phải khẳng định vợ chồng anh trai sống rất nhường nhịn, tôn trọng nhau. Chị dâu tôi hiếu thảo, chăm sóc ông bà chu đáo nên bố mẹ tôi càng khen ngợi hơn.
Vậy mà tối qua, chị dâu lại kiên quyết đòi lấy mẫu móng tay, tóc của 2 con để xét nghiệm ADN, làm sáng rõ những nghi ngờ của chồng. Bố mẹ tôi bất ngờ quá, hỏi con trai thì anh tôi im lặng, bảo vợ cứ xét nghiệm đi, có kết quả rồi tính tiếp.
Tôi hỏi chị dâu đã xảy ra chuyện gì, tại sao đến mức độ phải xét nghiệm ADN 2 đứa nhỏ? Chị ấy khóc nức nở, nói 5 năm qua, anh tôi lúc nào cũng lấy chuyện quá khứ để bới móc, khiến chị đau khổ. Anh ấy cũng không tin tưởng 2 đứa nhỏ là con của mình, mỗi lần vợ chồng mâu thuẫn thì lôi 2 đứa bé ra để nói vợ. Chị đã cố kiềm chế, nhường nhịn cho êm nhà êm cửa vì "xấu chàng thì hổ ai" nhưng anh tôi càng lấn lướt, khiến chị không chịu nổi nữa.
Chị cảm thấy bao nhiêu nỗ lực, hy sinh của mình vì gia đình vẫn không được chồng coi trọng. Hơn nữa, anh ấy lại lấy 2 đứa nhỏ để nghi ngờ nên chị càng thương con và bị tổn thương nặng nề hơn.
Tôi vỗ về, an ủi chị dâu. Tôi cũng từng nghe quá khứ chị từng sống thử với bạn trai thời đại học. Nhưng đó là những chuyện đã qua rồi, tại sao anh tôi vẫn còn nhắc tới làm gì để cả 2 cùng đau lòng. 2 đứa con của anh cũng giống anh như đúc, vậy mà anh vẫn nghi ngờ vợ được?
Bố mẹ tôi giận con trai nên lớn tiếng mắng mỏ, còn bảo nếu như anh tôi không biết tôn trọng, thương vợ thì tự cuốn gói ra khỏi nhà. Ông bà chỉ cần con dâu với 2 đứa cháu nội thôi. Anh tôi vùng vằng bỏ vào phòng.
Vợ chồng tôi ở lại khuyên giải chị dâu đến 9 giờ tối thì về nhà lại. Tôi gọi điện cho mẹ, nghe mẹ nói chị dâu vẫn cắt móng tay, cắt tóc con để đi xét nghiệm chứ chưa từ bỏ ý định. Nhưng một khi đã có kết quả, tôi chỉ sợ mối quan hệ của anh chị sẽ đi vào ngõ cụt. Có cách nào để khuyên vợ chồng chị làm hòa với nhau không?
Cùng gỡ rối
- Cho dù kết quả xét nghiệm ADN thế nào thì, theo tôi, vẫn nên làm để một lần chứng minh dứt khoát đứa bé đó là con ruột của ai. Nếu là con ruột của người chồng hiện tại thì xóa bỏ hoán toàn những nghi ngờ của anh ta và cuộc sống gia đình sẽ trở nên yên ổn. Nếu không phải thì dứt khoát chia tay, cho dù hạnh phúc gia đình có tan nhưng thà đau một lần, còn hơn kéo dài nỗi đau cả cuộc đời.
(Nam Hy - quận 7 (TP HCM)
- Theo tôi, không nên khuyến khích xét nghiệm ADN. Thứ nhất, nếu chứng minh đứa con là con ruột thì chỉ có người chồng, người cha thở phào nhẹ nhõm. Nhưng người mẹ, người vợ và đứa con sẽ cảm thấy bị tổn thương ghê gớm. Chồng, cha không tin tưởng thì cho dù có là con ruột họ vẫn cảm thấy mất đi sự tôn trọng. Gia đình sẽ khó hàn gắn vết thương lòng này. Thứ hai, nếu kết quả đứa con không phải của người chồng, tình hình càng tệ hại hơn. Người chồng chắc chắn bị tổn thương, đứa con trở thành nạn nhân, bơ vơ, hoảng loạn. Người vợ càng đáng thương hơn: tất cả sụp đổ trong chốc lát...Tại sao không khuyên nhủ người chồng để gia đình được yên ổn. Mọi chuyện quá khứ nên để lại sau lưng và hướng tới tương lai. Sự thật là quan trọng nhưng có những sự thật gây ra nhiều oan trái thì có nên tìm cho bằng được hay không?
(Thanh Long - Hà Nội)
Theo phunu.nld