Thời sự 24 giờ: Bộ NN&PTNT sẽ vào Bình Thuận kiểm tra vụ chuyển hơn 600ha đất rừng làm hồ

Nhịp sống - Ngày đăng : 06:00, 06/09/2023

Ông Triệu Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) xác nhận Bộ đã thành lập đoàn công tác vào Bình Thuận để kiểm tra việc chuyển mục đích sử dụng hơn 600ha đất rừng để làm dự án hồ thủy lợi Ka Pét tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Hơn 20 triệu học sinh khai giảng năm học mới

Sáng 5/9, hơn 20 triêụ học sinh và giáo viên trên cả nước cùng khai giảng năm học mới với chủ đề: “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới theo chiều sâu, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.

Xem thêm: Mong ước trước ngày khai giảng

Bộ GD-ĐT mới đây đã ban hành 12 nhiệm vụ cho năm học 2023-2024 để thực hiện chủ đề cũng như các mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, một trong những nỗi lo lớn nhất của ngành giáo dục ở thời điểm hiện tại là việc thiếu hơn 118.000 giáo viên các cấp.

Xem thêm: Câu hỏi khi tiếng trống khai trường giục giã

1-1693881301160_11zon(1).jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh trống khai giảng năm học mới tại trường PTDTNT tỉnh Gia Lai.

Xem thêm: Lễ khai giảng bình dị, vắng tiếng trống khai trường trên núi Ngọc Linh

Theo thống kê, hiện nay cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên, tăng thêm 11.308 người thiếu so với năm học 2021-2022 (cấp mầm non tăng 7.887 người, cấp tiểu học tăng 169 người, cấp THCS tăng 1.207 người, cấp THPT tăng 2.045 người).

Trong thư của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi ngành Giáo dục dịp khai giảng năm học 2023 – 2024:

Xem thêm: Lễ khai giảng ở ngôi trường đặc biệt, hát Quốc ca bằng ký hiệu

‘Tôi mong các cô giáo, thầy giáo hãy luôn giữ vững niềm đam mê, tâm huyết với nghề, bản lĩnh vượt qua mọi trở ngại, khó khăn, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người cao quý. Tôi mong các bậc phụ huynh, vì tương lai con em mình, hãy đồng hành với nhà trường và xã hội trong giáo dục, chăm lo cho các em’.

Xem thêm: Lần đầu tiên học sinh ở nóc '3 không' nghe tiếng trống khai trường

Nhân dịp khai giảng, sáng 5/9, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn dự lễ khai giảng năm học mới 2023-2024 tại trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai.

Xem thêm: Bồi hồi xem lại hình ảnh lễ khai giảng 'thời ông bà anh'

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị cấp ủy, chính quyền và các ban ngành của tỉnh Gia Lai bước vào năm học mới cần tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đặc biệt là đối với các con em đồng bào dân tộc thiểu số.

Nổ bóng bay làm 10 học sinh bị bỏng: nguyên nhân do thầy giáo…hút thuốc lá

Phòng GD-ĐT huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã nhận được báo cáo của ban giám hiệu Trường tiểu học Yên Phú về vụ nổ bóng bay gây bỏng cho học sinh trong ngày khai giảng.

Sáng 5-9, nhà trường tổ chức khai giảng năm học 2023 – 2024 và đã chuẩn bị hai chùm bóng bay ở hai bên cánh gà để thả lên trời. Cuối buổi lễ, học sinh đi về lớp học tiết học đầu tiên của năm học mới thì một số học sinh và phụ huynh lên khán đài, nơi có chùm bóng bay để lấy bóng ra chơi.

Xem thêm: Sức khỏe học sinh tiểu học vụ nổ bóng bay tại lễ khai giảng hiện ra sao?

hoc-sinh-bong-16161839_11zon.jpg
Một trong số các học sinh bị phỏng đang điều trị tại BV Đa khoa Yên Định.

Xem thêm: Vì sao bóng bay tưởng vô hại có thể khiến nhiều học sinh ở Thanh Hóa bị bỏng?

Cùng lúc đó, thầy giáo Lê Huy Chính đi qua, trên tay cầm thuốc lá thì không may quệt phải làm bóng bay phát nổ. Vụ nổ làm 10 em học sinh bị bỏng nhẹ.

Sau khi sự việc xảy ra, nhà trường cùng các thầy cô giáo đã đưa học sinh lên Trạm y tế xã Yên Phú sơ cứu ban đầu, rồi chuyển các nạn nhân đến Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Định để tiếp tục điều trị.

Hiện nay, sức khỏe của 10 học sinh đã ổn định, trong đó một em xin về nhà, còn 9 em đang được theo dõi, điều trị tại bệnh viện.

Xem thêm: Hiệu trưởng ở Đồng Tháp đột quỵ trong lúc đọc diễn văn khai giảng

Bà Nguyễn Thị Khuyên - trưởng Phòng GD-ĐT huyện Yên Định - cho biết lãnh đạo phòng và ban giám hiệu trường Tiểu học Yên Phú đã yêu cầu thầy giáo Lê Huy Chính viết tường trình để có căn cứ kiểm điểm, xử lý vụ việc. Thầy Chính nhận trách nhiệm liên quan đến vụ nổ bóng bay này và chờ quyết định xử lý của cấp trên.

Bộ NN&PTNT sẽ vào Bình Thuận kiểm tra vụ chuyển hơn 600ha đất rừng làm hồ

Chiều 5/9, ông Triệu Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) xác nhận Bộ NN&PTNT đã thành lập đoàn công tác vào Bình Thuận để kiểm tra việc chuyển mục đích sử dụng hơn 600ha đất rừng để làm dự án hồ thủy lợi Ka Pét.

Mấy ngày qua, dư luận xôn xao về việc xây dựng dự án hồ chứa nước Ka Pét tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Xem thêm: Sạt lở ở Tây Nguyên phần lớn xảy ra ở khu vực không còn rừng nguyên sinh

binh-thuan-se-pha-bo-hon-600-ha-rung-de-xay-ho-chua-nuoc-ka-pet-1693848508832-1693911333161_11zon.jpg
Phối cảnh hồ chứa nước  Ka Pét. Ảnh: UBND tỉnh Bình Thuận

Xem thêm: Lời cảnh tỉnh từ đèo Bảo Lộc

Theo thông tin từ UBND tỉnh Bình Thuận, dự án hồ chứa nước Ka Pét được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ngày 26/11/2019 tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.

Xem thêm: Khu rừng thiêng được cả làng xem như báu vật

Mục đích của dự án nhằm cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp; cấp nước thô cho khu công nghiệp và sinh hoạt của người dân; phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận.

Xem thêm: Cảnh báo khí hậu Trái Đất tiến gần đến điểm "không thể quay đầu"

Quy mô dự án gồm, hồ điều tiết tổng dung tích hơn 51 triệu m3, cùng hệ thống kênh và các công trình phụ trợ khác.

Tổng mức đầu tư dự án gần 875 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách Trung ương gần 520 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương. Thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2025.

Bộ GTVT đồng ý cho xe khách lưu thông tạm trên đường cao tốc mới

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TPHCM và Hiệp hội vận tải ô tô phản ánh về tình trạng xe khách không được lưu thông trên các cao tốc mới. Doanh nghiệp xe khách Phương Trang và Kumho Samco Buslines cũng có văn bản kiến nghị với nội dung tương tự.

Kiến nghị của các đơn vị được đưa ra trong bối cảnh hàng loạt dự án cao tốc mới được thông xe đưa vào khai thác, tuy nhiên lộ trình vận tải xe khách tuyến cố định vẫn theo phương án cũ, chưa được cập nhật lộ trình đi trên cao tốc mới.

Xem thêm: Cao tốc xây xong nhưng xe khách không được đi?

840c8fe10873db2d8262-1691290608179-crop-crop-1693904605744_11zon.jpg

Một số nhà xe đã phản ánh việc bị CSGT dừng xe, kiểm tra phù hiệu "Xe tuyến cố định" và bị yêu cầu không đi vào cao tốc mới vì thông tin phù hiệu không nêu lộ trình đi qua đường cao tốc.

Xem thêm: Những kẻ cướp cơ hội sống của người bệnh khi lao vào làn đường khẩn cấp

Liên quan đến vấn đề trên, Bộ GTVT đã có văn bản phản hồi. Theo đó, trước mắt Bộ GTVT đồng ý với đề xuất cho phép xe tuyến cố định được hoạt động trên các cao tốc mới đưa vào khai thác.

Doanh nghiệp xe khách tuyến cố định phải chủ động khảo sát, xác định điểm vào, điểm ra của các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc và thực hiện theo phương án tổ chức giao thông, loại phương tiện được phép hoạt động.

Bộ GTVT cũng yêu cầu các doanh nghiệp lập danh sách phương tiện; tổng số chuyến/tháng có nhu cầu chạy trên cao tốc mới để gửi Sở GTVT hai đầu tuyến trước khi hoạt động.

Xem thêm: Đề nghị Thanh Hoá, Nghệ An phối hợp điều tiết giao thông 2 tuyến cao tốc mới

Về lâu dài, Bộ GTVT vẫn yêu cầu thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Cụ thể, Cục Đường bộ Việt Nam phải tổng hợp danh mục tuyến có điều chỉnh hành trình qua đường cao tốc mới để cập nhật vào Danh mục chi tiết mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc.

Bộ Công thương nói EVN thu hồi khoản lỗ qua giá điện là đúng luật

Trước những ý kiến trái chiều về dự thảo sửa đổi Quyết định 24 cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân sẽ gồm khoản lỗ, chênh lệch tỷ giá của EVN, đại diện Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) khẳng định việc cho EVN thu hồi khoản lỗ sản xuất kinh doanh trong tính giá điện dựa trên quy định pháp luật, thực tế và ý kiến các bộ ngành.

Xem thêm: Bộ Tài chính phản hồi gì về trách nhiệm kiểm tra, rà soát khi tăng giá điện dưới 10%?

dien-nguyet-nghi-5-2020-jpeg-9394-1671684759.jpg

Xem thêm: Giá điện phải có tăng, có giảm

Cơ quan này cho biết cơ cấu giá bán lẻ điện bình quân hàng năm gồm chi phí các khâu trong chuỗi sản xuất, cung ứng điện (phát điện, truyền tải, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống, điều hành giao dịch thị trường, chi phí dịch vụ phụ trợ, quản lý chung của EVN) và các khoản khác chưa được tính vào giá điện để đảm bảo phản ánh được đúng giá thành, và sau đó là có lợi nhuận phù hợp.

Xem thêm:  EVN phải minh bạch mọi thông tin nếu được phép tự tăng, giảm giá điện

Lỗ từ chênh lệch tỷ giá trong 4 năm (2019-2022) chưa được hạch toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khoảng 14.725 tỷ đồng, theo công bố kết quả kiểm tra giá thành sản xuất điện năm 2022 của Bộ Công Thương.

Xem thêm: Từ chuyện điện đến… văn hóa tiết kiệm

Việc tăng giá điện bình quân 3% từ 4/5 - mức thấp nhất theo Quyết định 24 và kết quả tính toán giá thành sản xuất kinh doanh điện 2022 (9,37%), giải quyết một phần khó khăn dòng tiền, nhưng EVN vẫn khó khăn do chi phí 2023 bị dồn tích.

Xem thêm: Những câu chuyện nối dài về điện

"Do đó, các khoản chi phí đầu vào hai năm qua, theo Quyết định 24, sẽ được thu hồi qua các lần điều chỉnh giá tiếp theo. Mặt khác, theo Luật Giá 2023, giá điện cần bù đắp đủ chi phí thực tế hợp lý và có lợi nhuận phù hợp cho EVN", đại diện cơ quan quản lý điện lực cho hay.

Đức Long Gia Lai nói gì về yêu cầu mở thủ tục phá sản

TAND tỉnh Gia Lai đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Đức Long Gia Lai (ĐLGL) vào ngày cuối tháng 7 vừa qua, theo đơn yêu cầu của Công ty cổ phần Lilama 45.3 (Quảng Ngãi).

Ông Nguyễn Tường Cọt – TGĐ ĐLGL cho biết, theo quy định pháp luật, doanh nghiệp phải công bố thông tin trên trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, do trưởng bộ phận pháp chế có người thân bị ốm nặng, đã phải về quê chăm sóc cho đến nay vẫn chưa trở lại làm việc, không kịp thời báo cáo cho ban lãnh đạo công ty và bàn giao lại văn bản, nên việc công bố này bị chậm trễ.

thua-lo-nang-day-lo-luy-ke-hon-1200-ty-dong-co-phieu-duc-long-gia-lai-dlg-ve-ngang-coc-tra-da-09362776.jpeg

Đối với việc bị Lilama 45.3 yêu cầu mở thủ tục phá sản, ông Cọt cho rằng: "Công ty không bị mất khả năng thanh toán và có tổng tài sản gần 6.000 tỉ đồng, nguồn tài chính đủ khả năng trả nợ cho các đối tác, khách hàng, ngân hàng từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công nợ phải thu từ các đối tác.

Trong khi đó khoản nợ của Công ty cổ phần Lilama 45.3 là rất nhỏ, chỉ chiếm chưa đến 0,3% tổng tài sản của công ty, hoàn toàn nằm trong khả năng thanh toán của công ty, do đó công ty không thuộc đối tượng phải áp dụng Luật Phá sản", lãnh đạo Đức Long Gia Lai đại diện doanh nghiệp giải thích.

Phía ĐLGL cũng cho biết đã thiện chí làm việc với Lilama 45.3, đề ra lộ trình trả nợ và sẵn sàng trả sau khi hai bên thống nhất lộ trình thanh toán, nhưng phía công ty đối tác chưa đồng ý.

Hiện tập đoàn đang tập trung hoàn thành yêu cầu của TAND tỉnh Gia Lai, xuất trình các văn bản, giấy tờ, tài liệu liên quan để làm rõ việc không mất khả năng thanh toán và đề nghị trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Lilama 45.3.

Tổng hợp