11 sinh vật biển độc nhất thế giới, kết liễu con người chỉ trong thời gian ngắn

Thiên nhiên - Môi trường - Ngày đăng : 23:00, 29/08/2023

Từ bạch tuộc đốm xanh đến cá đá, đây là một số loài độc hại và nguy hiểm nhất trong các đại dương trên hành tinh.

Biển cả là nơi sinh sống của một số loài độc nhất trên Trái đất, gây ra những vết đốt và vết cắn có thể giết chết con người trong vài phút. Những sinh vật biển có nọc độc sẽ trở nên phổ biến hơn khi biến đổi khí hậu, tạo điều kiện cho các động vật như sứa hộp và rắn biển có được chỗ đứng ở những khu vực mới .

1. Bạch tuộc đốm xanh (Hapalochlaena)

z4646328800287_ab564a20a9de3cc11f3694ad3657c24d.jpg

Hiện tại, giới khoa học biết đến bốn loài bạch tuộc đốm xanh, tất cả đều có nọc độc cực mạnh, đủ giết chết con người chỉ trong vòng vài phút. Nọc độc của chúng chứa một chất độc thần kinh gọi là tetrodotoxin, mạnh hơn 1.000 lần so với xyanua - và không có chất chống nọc độc nào có thể chống lại nó. Tetrodotoxin được tìm thấy khắp các mô của bạch tuộc, không chỉ trong các tuyến nọc độc cụ thể, điều này khiến những sinh vật này nằm trong số ít loài động vật vừa độc tố vừa có nọc độc.

Bạch tuộc đốm xanh được tìm thấy ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Loài này có tên như vậy vì những vết đốm màu xanh đẹp đẽ nhưng vô cùng nguy hiểm. Những dấu vết này chỉ xuất hiện khi bạch tuộc cảm thấy bị đe dọa hoặc chuẩn bị phun nọc độc chết người.

Các vết cắn thường không đau nhưng nọc độc sẽ gây tê liệt và có thể dẫn đến suy hô hấp. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tác động của độc có thể xảy ra nhanh hoặc chậm hơn, do đó, tử vong có thể xảy ra trong khoảng từ 20 phút đến 24 giờ sau khi chất độc xâm nhập vào cơ thể .

2. Sứa hộp Úc (Chironex Fleckeri)

5242-1662635140.jpg

Sứa hộp Úc được coi là một trong những loài động vật nguy hiểm nhất đại dương đối với con người. Chúng sống xung quanh miền bắc Australia và Đông Nam Á. Loài sứa này có tới 60 xúc tu, mỗi cái dài đến 4,5m với 5.000 tế bào ngòi châm chứa độc tố đủ để giết chết 60 người. Theo ước tính hơn 100 người tử vong mỗi năm trên toàn cầu do bị một số loài sứa biển này chích.

Nọc độc được tiêm qua các tế bào chuyên biệt trong các xúc tu gọi là tuyến trùng. Vết đốt của chúng vô cùng đau đớn và có thể gây tê liệt và suy tim trong vòng vài phút nếu tiêm đủ nọc độc.

3. Sứa hộp Irukandji (Carukia Barnesi)

v6q4ypr52xe6sy5wsljjkg-1024-80.jpg

Trong số khoảng 50 loài sứa hộp được biết đến, Irukandji là một trong những loài nổi tiếng nhất và thậm chí còn có một hội chứng được đặt theo tên của nó - hội chứng Irukandji. Cái tên "Irukandji" xuất phát từ thổ dân ở khu vực Cairns của Úc, nơi loài này xuất hiện thường xuyên. Sứa Irukandji rất nhỏ, đường kính chỉ 0,8 inch (2 cm) và chỉ có bốn xúc tu, nhưng có sức công phá mạnh mẽ. Không chỉ các xúc tu mới gây nguy hiểm, phần đầu còn chứa các tuyến trùng chứa nọc độc.

Các vết đốt nhẹ hơn loài sứa khác nhưng các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện trong khoảng từ 20 đến 40 phút sau. Nạn nhân sẽ cảm thấy đau dữ dội, chuột rút cơ, nhịp tim và huyết áp cao, ói mửa, ra mồ hôi, nhức đầu, phù phổi. Các triệu chứng trên kéo dài trong vài giờ hay trong nhiều ngày và có thể gây tử vong vì suy tim. Có từ 50 đến 100 ca nhập viện do hội chứng Irukandji ở Úc mỗi năm.

4. Sứa lửa (Physalia physalis)

z4646429967164_70b6878ef7e22234f4eade622df3ca5f.jpg

Thường bị nhầm là sứa, "Tàu chiến Bồ Đào Nha" thực chất là một loài siphonophore (lớp Thủy tức là một lớp động vật không xương sống) có nọc độc, được tạo thành từ cá thể nhỏ gọi là các zooid.

Sứa lửa có những xúc tu có thể dài khoảng 30 feet (10 m) dùng để bắt và làm tê liệt cá. Những xúc tu này có thể gây ra vết chích đau đớn khi con người chạm vào, ngay cả khi chúng đã chết. Các vết đốt có thể gây sốc và sốt. Từng có trường hợp tử vong do bị sứa lửa đốt, nhưng cực kỳ hiếm.

5. Ốc nón địa lý (Conus geographus)

8576337_0_133_1601_1037_1920x0_80_0_0_53fe13d2882722e42c73ca41c78ef7ef.jpg

Theo ghi nhận, có hơn 1.000 loài ốc nón với kích thước khác nhau. Những động vật thân mềm này là loài săn mồi và có những chiếc răng biến đổi giống như cây lao, chứa đầy nọc độc mà chúng dùng để làm tê liệt con mồi - thường là cá nhỏ, động vật không xương sống và các loài ốc hình nón khác. Không phải tất cả các loài ốc nón đều nguy hiểm đối với con người, nhưng một loài được tìm thấy ở các rạn san hô ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương được kết luận là cực kỳ nguy hiểm.

Ốc nón địa lý có thể dài tới 6 inch (15 cm). Người ta ước tính chúng có hơn 10.000 hợp chất hoạt động trong nọc độc và một vết đốt có thể gây tê liệt hô hấp dẫn đến tử vong. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2016 trên Tạp chí Quốc tế về Dược lý và Trị liệu Lâm sàng, ốc nón địa lý là nguyên nhân gây ra khoảng 15 ca tử vong trong 30 năm qua.

6. Cá đá (Synanceia)

ygw5ke3hpxwutusvr7ixxv-1024-80.jpg

Cá đá là một nhóm cá có nọc độc cao, chúng ngụy trang giữa các rạn san hô ven biển ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Cá đá có gai lưng chứa nọc độc được giải phóng dưới áp lực. Chẳng hạn như khi ai đó dẫm lên chúng, phần gai lưng sẽ cắm vào da thịt người. Sau đó, độc tố từ dưới gai sẽ phun lên không trung theo tia thẳng đứng, tức vào bên trong cơ thể người gây đau đớn và sưng tấy dữ dội trong nhiều giờ đồng hồ, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, run, nhịp tim bất thường, co giật và liệt. Nếu quá nặng thì sẽ bị tử vong chỉ sau 2 giờ đồng hồ.

Hàng chục người bị cá đá đốt ở Úc mỗi năm. Trong khi hầu hết là những trường hợp nhẹ cần thời gian nằm viện ngắn. Năm 2018, một cậu bé 11 tuổi tử vong sau khi bị cá đá đốt dẫn đến phù phổi .

7. Cá sư tử đỏ (Pterois Volitans)

2vcpfrlqsglghx6epnpffv-1024-80.jpg

Với các sọc đỏ và trắng tuyệt đẹp, các vây và gai lưng giống như chiếc quạt. Cá sư tử có kích thước khoảng 6,2 - 42,4 cm, con trưởng thành trung bình đo được 38 cm và trọng lượng khoảng 480g. Loài cá này có thể sống khoảng 5-15 năm.

Cá sư tử có nguồn gốc ở Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhưng đã trở nên xâm lấn mạnh ở bờ biển Caribe và đông nam Hoa Kỳ. Nó săn cá bản địa và không có kẻ săn mồi nào có thể kiểm soát quần thể của nó vì tập tính sinh sản quanh năm. Người ta ước tính rằng một con cái trưởng thành có thể sản xuất 2 triệu quả trứng mỗi năm.

Những chiếc gai lưng chứa nọc độc có thể gây buồn nôn, khó thở và tê liệt ở người. Tuy nhiên, chúng hiếm khi gây tử vong.

8. Nhím biển hoa (Toxopneustes Pillolus)

szbocfv2gjh9umdsm3ctrg-1024-80.jpg

Được Kỷ lục Guinness thế giới ghi nhận là loài nhím nguy hiểm nhất thế giới, nhím biển hoa chứa nọc độc ở gai và phần phụ của chúng. Đối với con người, nọc độc này rất nguy hiểm. Sau khi bị đốt sẽ gây ra các triệu chứng bao gồm tê liệt, khó thở và đau đớn dữ dội.

Nhím hoa có thể phát triển với đường kính lên tới 15 inch (28 cm) và thường có màu trắng, trắng hồng, trắng vàng hay trắng tím. Loài vật được tìm thấy trong thảm cỏ biển, rạn san hô và môi trường nhiều đá hoặc cát ở Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương.

9. Rắn biển Dubois (Aipysurus Duboisii)

gajcj6ncan5kz6hzqplyo8-1024-80.jpg

Có hơn 60 loài rắn biển, hầu hết đều có nọc độc. Một số loài trong số này đặc biệt nguy hiểm đối với con người, chẳng hạn như rắn biển Dubois, được tìm thấy ở Úc, Papua New Guinea và New Caledonia. Đây là loài rắn biển hung dữ và độc nhất thế giới.

Dù là vết cắn của nó nhẹ nhàng vì những chiếc răng nanh nhỏ, nhưng nọc độc của nó có thể gây buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, suy hô hấp và co giật.

10. Rắn biển mỏ (Enhydrina Schistosa)

wtabqevw8zz3ozwlnbh43y-1024-80.jpg

Rắn biển mỏ độc, còn được gọi là rắn biển mũi móc hoặc rắn biển Valakadyn, có chiều dài trung bình khoảng 3,9 feet (1,2 m) và được tìm thấy ở cả vùng nước mặn và hồ nước ngọt trong và gần Ấn Độ Dương.

Nọc độc của rắn biển mỏ có hàm lượng rất cao, độc gấp nhiều lần so với rắn hổ mang. Trong y tế, chúng được dùng để điều chế huyết thanh kháng nọc cho nhiều loài rắn khác thuộc giống rắn biển (Hydrophis).

11. Cá nóc Nhật Bản (Takifugu Rubripes)

suprmzh6e45wkumtcuvbee-1024-80.jpg

Phần lớn các loài cá nóc đều độc hại, da và các cơ quan của chúng tích tụ tetrodotoxin thông qua vi khuẩn trong chế độ ăn của chúng. Tetrodotoxin trong chúng còn mạnh hơn cả Xyanua, đủ giết chết tới 30 người trưởng thành. Tại Nhật Bản, cá nóc được nuôi nhốt thương mại nhằm mục đích chế biến thức ăn cho con người.

Dù rất độc hại, nhưng chúng lại là món đặc sản tại "xứ sở hoa anh đào" với giá trị vô cùng đắt đỏ. Bên cạnh đó, món ăn từ cá nóc Nhật cũng yêu cần độ kỹ lưỡng và khéo léo cao. Vì vậy, chỉ những đầu bếp có bằng cấp cao mới có thể được phép chế biến chúng. Nếu chế biến không đúng cách sẽ khiến thực khách tử vong. Sau khi ăn nó khoảng 20 phút, thực khách có thể gặp phải triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, đau dạ dày, cơ bắp tê liệt, tim ngừng đập.

Ngọc Lý (T/H)