Loài cá quý hiếm xuất hiện trở lại sau 27 năm

Thiên nhiên - Môi trường - Ngày đăng : 20:00, 24/08/2023

Cá tay trơn thân hẹp được phát hiện ở độ sâu 293m tại vùng biển thuộc đảo Flinders, một phần của bang Tasmania, Úc.

Cá tay trơn thân hẹp (Pezichthys Compressus) là một loài bí ẩn và hiếm khi lộ diện. Nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1986 và được nhìn thấy lần cuối vào năm 1996. Đó là khoảng thời gian cuộc khảo sát cuối cùng về hệ sinh thái trong khu vực được tiến hành.

pezichthcompresscsiro.jpg

Vào tháng 7, CSIRO đã thực hiện một cuộc khảo sát kéo dài 33 ngày trong khu vực này lần đầu tiên sau 27 năm, do Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) dẫn đầu. Trên tàu RV Investigator , Cơ quan Khảo sát Hệ sinh thái Biển Đông Nam Australia (SEA-MES) tiến hành các cuộc kiểm tra các hệ sinh thái với hy vọng sẽ hiểu được những thay đổi trong môi trường này trong vòng ba thập kỷ qua.

Trong quá trình khảo sát, CSIRO vô tình phát hiện ra loài cá thân hẹp thông qua hình ảnh được ghi lại từ hệ thống camera của tàu. Sinh vật quý hiếm được quan sát ở độ sâu gần 960 feet (khoảng 293m) tại vùng biển của Đảo Flinders, một phần của bang Tasmania của Úc.

z4632105029643_0b1accc168de43195a60db010ee73590.jpg
Cá tay trơn thân hẹp đầu tiên được phát hiện sau 27 năm biến mất. Nguồn: CSIRO.

Theo nghiên cứu, có khoảng 14 loài cá tay, một loài cá vây chân là Anglerfish được tìm thấy ở vùng biển phía đông nam của Úc. Bảy trong số các loài này là loài đặc hữu của Tasmania và eo biển Bass—vùng nước ngăn cách quốc đảo với đất liền.

"Tôi khá hào hứng khi tìm thấy nó. Tôi biết rằng đây là một loài cá quý hiếm và đặc biệt. Cơ hội nhìn thấy một con trong môi trường này và chụp được nó bằng máy ảnh kéo sâu là rất hiếm. Đây là một khám phá quan trọng", đại diện CSIRO hào hứng bày tỏ.

Trong chuyến hành trình, nhóm chuyên gia còn tìm thấy một số khám phá thú vị như cá Chaunax fimbriatus đầy màu sắc, trông giống một loài cóc biển, cá sòng Thái Bình Dương, cá thu lam và một số con mồi đỏ.

z4632196929451_02a9a2da8112896012d0f168e7a467e8.jpg
Loài cá Chaunax với hình thù kỳ lạ cùng màu sắc độc đáo. Nguồn: CSIRO.

Đặc biệt, các nhà nghiên cứu rất vui mừng khi tìm thấy một Pyrosome hay còn gọi là giun biển khổng lồ, còn nguyên vẹn ở Công viên Hải dương Freycinet.

Pyrosome là một tập hợp của hàng ngàn sinh vật bé nhỏ, gọi là Zooids. Mỗi Zooids có nhiệm vụ riêng biệt góp phần vào cả quần thể. Mặc dù tất cả Zooids đều có thể tách rời khỏi quần thể, nhưng chúng có thói quen tập hợp với nhau thành thực thể sống khổng lồ.

Con vật có kích thước lớn, màu trắng, xanh, thậm chí màu hồng nhạt, thường sinh sống tại vùng biển nhiệt đới ấm áp. Một đầu của giun biển Pyrosome mở rộng có nhiệm vụ hút nước biển vào cơ thể, lấy thức ăn là sinh vật phù du và đẩy phần nước đã lọc ra ngoài ở đầu kia.

z4632199188228_02b0a7d4bc9267b0eaf31a93db4116b6.jpg
Giun biển khổng lồ được tìm thấy trong chuyến khảo sát. Nguồn: CSIRO.

Ngọc Lý (T/H)